Samsun Web Tasarim Polis malzemeleri Samsun ilaçlama Samsun çilingir farmasi üye ol Farmasi katalog Samsun atakum çilingir farmasi direktör Farmasi üye ol hacklink hacklink

Tương lai nào cho đại học nghiên cứu Việt Nam?
Ngày đăng 06/06/2020, 19:53

Tương lai nào cho đại học nghiên cứu Việt Nam?

Nguyễn Thị Lan Hương
NEWASIA GLOBAL LEARNING
 
[Cuốn sách, Xây Dựng Đại Học Có Chủ Đích, 2017, MIT Press]

Trong bài viết chia xẻ về lý do nền giáo dục Việt Nam tồn tại cả viện nghiên cứu; viện hàn lâm và hệ thống đại học Việt Nam làm nghiên cứu vì có những mục tiêu khác nhau dựa trên mô hình của Liên Xô cũ [1], tôi chợt có câu hỏi, vậy, sau khi theo đuổi mô hình của Liên Xô; và hiện nay, có vẻ như chúng ta đi theo mô hình của Mỹ và các nước phát triển; hãy thử hình dung tương lai nào cho đại học nghiên cứu của Việt Nam?

Một thực tế lịch sử của giáo dục mà tùy vào từng thời điểm, chúng ta dựa vào những mô hình của nước ngoài để “áp” vào Việt Nam, và như chia xẻ từ bài viết về “nên chuyển mảng đào tạo về Bộ Khoa học – Công nghệ” [1], cứ mỗi lần có những quyết định không phù hợp với thực tế của Việt Nam, có thể gây hệ lụy kéo dài hàng chục năm, và để sửa chữa, chúng ta lại mất tiếp hàng chục năm.

Liệu những bài học quá khứ sẽ giúp chúng ta tư duy như thế nào về tương lai của giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục đại học lấy nghiên cứu khoa học làm nền tảng chính?

Quá khứ đã qua, nhưng tương lai thì thật khó.  Vì nếu quá thận trọng, chúng ta đánh mất cơ hội phát triển cùng với tốc độ thay đổi khoa học - công nghệ đang biến đổi thế giới hàng ngày; nhưng nếu chúng ta đua “tốc độ” với thế giới công nghệ, mà thiếu đi những nền tảng gốc về những gì là giá trị bền vững, không chỉ là giáo dục, mà đó là sự tồn vong của dân tộc và đất nước, thì chúng ta dễ đánh mất đi những giá trị thật trong con người và dân tộc Việt, mà như GS. Cao Huy Thuần đã từng chua xót phát biểu, “Dân tộc của tôi, nghẹn ngào mà nói, có ngọc quý mà không giữ, lấy cuội của người làm ngọc của mình” [2]

Nói là vậy, nhưng đúng là giá trị nhân cách con người Việt - văn hóa Việt và những gì làm nên dân tộc 4000 năm này trong thời đại công nghệ nên được “dạy”, được “nghiên cứu” như thế nào không hề là câu hỏi dễ cho hệ thống đại học Việt Nam, kể cả khi chúng ta đồng thuận chuyển đổi nền giáo dục đại học sang đại học nghiên cứu và sử dụng tri thức và nghiên cứu của đại học như một động lực chuyển đổi xã hội hiện nay sang nền kinh tế - tri thức.

Nhân có dịp được chia xẻ quan điểm với Đại Học Quốc Gia Hà nội/Đại Học KHXHNV, Khoa Quản lý Khoa học và Bộ Khoa Học – Công Nghệ cùng Hội Sở Hữu Trí tuệ về chương trình Thạc sỹ Quản trị Sở hữu Trí tuệ, tôi có mấy suy nghĩ mong được mọi người cùng góp ý:
  1. Phương thức tiếp cận với khoa học – công nghệ và sở hữu trí tuệ (SHTT) ở đại học Việt Nam, liệu có nên xây dựng trung tâm nghiên cứu (IP R&D) tại các đại học quốc gia và vùng, làm nền tảng khuyến khích sinh viên và giáo sư tổ chức các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, giải quyết những thách thức từ thực tế của xã hội, của từng địa phương, của từng ngành kinh tế - văn hóa – giáo dục.  Lấy ví dụ như trong quá trình phát triển kinh tế quốc tế, những hiệp định thương mại Việt Nam ký kết giúp ích như thế nào cho các ngành nghề địa phương và nông dân Việt xuất được hàng giá cao? Những đề tài như vậy hay tương tự thế, thậm chí là đề tài nghiên cứu về xây dựng thương hiệu cho đậu phụ bán giá phù hợp nhằm hỗ trợ nông dân phát triển vùng nguyên liệu làm đậu, bán ngay trong nước và xuất khẩu, đều là những câu hỏi nhằm thúc đẩy khả năng đặt câu hỏi cho nghiên cứu của sinh viên và đại học Việt Nam.  Những nhóm nghiên cứu mạnh trong đại học theo định hướng phát triển đại học lên tầm quốc tế hiện tại cần hỗ trợ cho việc tìm kiếm trả lời cho thực tiễn, từ những thách thức hàng ngày hay dài hạn với Việt Nam.  Không nên chỉ sử dụng lực lượng giáo sư nghiên cứu, mà cần khích lệ sinh viên và các doanh nghiệp, cá nhân hay các tổ chức độc lập có cùng mong muốn phát triển nghiên cứu tham gia vào hoạt động tại đại học, để tạo dựng văn hóa khoa học là nền tảng chính khi phát triển kinh tế - xã hội.
  2. Một trong những thách thức với giáo dục đại học Việt Nam, đó là tài liệu, thư viện và phòng lab.  Những thông tin về sở hữu trí tuệ (WIPO/NOIP), những thông tin giáo dục mở (OER), những thông tin được sử dụng rộng rãi từ các tổ chức quốc tế (UN, UNESCO, UNICEF, WB), hiện đã và đang được các sinh viên và đại học sử dụng như thế nào để thúc đẩy sinh viên và đại học làm nghiên cứu?  Việc khích lệ sinh viên và đại học làm nghiên cứu ứng dụng còn những khó khăn nào khác, ngoài những vấn đề về tài chính và nhân lực?  Và giả sử như những thiếu hụt về tài chính, nhân lực và thậm chí cả các nguồn lực khác luôn tồn tại, thì việc tư duy lại về hệ thống đại học Việt Nam, tập trung vào nghiên cứu những lĩnh vực nào; những ngành nghề nào, để giúp cho giáo dục – văn hóa – kinh tế có thể dựa vào đó tạo ra sức mạnh bền vững cho phát triển sau này? Và theo đó, khoa học – công nghệ sẽ đóng vai trò hỗ trợ ra sao?
  3. Khi đề cập đến tương lai của Việt Nam 2045 [3], phấn đấu vì sự tiến bộ của người Việt, với câu hỏi “Chúng ta mong đợi người Việt Nam sẽ là ai, sẽ đóng góp gì cho tri thức của nhân loại?”, liệu những nghiên cứu nào sẽ giúp Việt Nam và lãnh đạo Việt Nam định hình tương lai, mà phù hợp với thực tế nhu cầu phát triển con người làm trọng tâm trước hết, rồi đến những ưu tiên về kinh tế - chính trị và dựa trên mở rộng quan hệ hội nhập với quốc tế?
 
Theo quan điểm cá nhân, chúng ta hay đi tìm kiếm những mô hình để học tập. Nhưng điều cơ bản nhất là mô hình nào phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam (70% giá trị xuất khẩu của Việt Nam do các tập đoàn nước ngoài đóng góp [4] trong khi chỉ số sáng tạo toàn cầu của Việt Nam ở mức 42/129 của thế giới [5]),  mô hình nào phù hợp với con người và văn hóa Việt Nam, thì liệu có cần xem lại cách chúng ta đang chuyển đổi hệ thống đại học sang đại học nghiên cứu như thế nào là thích hợp để tạo dựng tương lai?

Tài liệu tham khảo:
  1. https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/giao-su-tran-hong-quan-nen-chuyen-mang-dao-tao-ve-bo-khoa-hoc-cong-nghe-post207422.gd;
  2. GS. Cao Huy Thuần, https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_Huy_Thu%E1%BA%A7n; Bài diễn từ của GS. Cao Huy Thuần trong buổi lễ nhận giải thưởng Phan Chu Trinh, http://www.quyphanchautrinh.org/giai-phan-chau-trinh/ChiTiet/893/giao-su-cao-huy-thuan?nam=65&bc=66;
  3. https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/viet-nam-se-nhu-the-nao-den-nam-2045-534990.html;
  4. https://www.thesaigontimes.vn/td/275054/nghich-ly-fdi.html;
  5. https://www.wipo.int/edocs/pubdocs/en/wipo_pub_gii_2019/vn.pdf
 
Bài viết bạn có thể quan tâm
Tin tức nổi bật
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
​NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM
NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM – GÓC NHÌN CỦA “NGƯỜI TRONG CUỘC”
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chia sẻ nổi bật