Từ những suy nghĩ của cây đến những cách thức giáo dục nhân tính Ngày đăng 06/06/2020, 20:45
Từ những suy nghĩ của cây đến những cách thức giáo dục nhân tính
Nguyễn Thị Lan Hương
NEWASIA GLOBAL LEARNING
Khi nhìn đến những cây trái được mọc từ những mầm nhú bé nhỏ, chúng sẽ có cuộc sống thế nào? Không ai nói được, nhất là những loài cây vô danh, những cây không có giá trị, những cây cỏ vệ đường.
Nhìn đến con trẻ và giáo dục nhân tính, chúng ta nghĩ gì về tương lai của chúng? Tương lai của chính thế giới, của từng gia đình mà mỗi cha mẹ đều mong đợi con mình khôn lớn và trưởng thành về nhân cách?
Mong đợi những gì của một đời người ?
Mong đợi những gì của một đời cây ?
Chúng ta nói đến nhân nghĩa, hãy hành động, dù chỉ là một điều nhỏ nhất. Và đó liệu là cách chúng ta giáo dục cho con cháu mình? Hay vì chính chúng ta là con người, chúng ta cũng có vô số lỗi lầm và điều đó làm rào cản cho những bước tiến của con cháu?
Nghĩ đến nhà thờ, nhà chùa và những giáo dục về tôn giáo, làm sao để đạo đức mà tôn giáo nào cũng dạy dỗ như một nguyên lý cơ bản: “Yêu Thương Con Người”, hay như Thiên Chúa cũng có câu ca, “Dưới bầu trời này, dưới Chúa này, tất cả chúng ta đều là anh em và yêu thương nhau qua chia xẻ”; cùng với lời dạy của Phật “Thương người như thể thương thân”…và bằng cách nào, những giáo lý đạo đức làm người, giản dị và dễ dàng đi vào lòng người để thực hiện nó trong mỗi tư duy, mỗi hành xử?
Chúng ta chăm lo cho cây, chúng ta chỉ mong đến ngày hái quả. Nhưng nếu cây không có quả, cây không có những gì chúng ta mong muốn, chúng ta chặt hạ, chúng ta biến đổi sao cho nó không còn gì trong đời sống này, và bằng cách thay thế sang cây khác cho thật nhiều hiệu suất, hiệu quả…Đâu đâu cũng nói đến “tính hiệu quả” trong thế giới dưới góc độ kinh tế - xã hội.
Nhìn sang đến giáo dục con người, chúng ta cũng mong đợi với cùng một tâm thức và tư duy. Nếu tất cả con trẻ đều là những người xuất sắc, chúng ta sẽ là một thế giới nào? Ngay cứ nghĩ đến, một đứa trẻ mới lên 5 mà phải biết đến bao nhiêu điều, thì giống như hình ảnh một em bé, ở Việt nam, đi học và vác cặp thật to trên lưng, hầu hết trẻ em Việt nam đều sẽ “gù”; đều sẽ không thể phát triển lành mạnh…câu chuyện của giáo dục thời đại, mà ai làm cha mẹ cũng đều biết, nhưng không ai cùng lên tiếng để nói,
“Hãy dừng việc buộc con tôi phải học quá nhiều!
Hãy dừng lại những gì không là cần thiết…”
Tuổi thơ của con trẻ có ý nghĩa với cả một đời cây, một đời người hay những cặp sách thật to, với vô vàn tri thức trong một số sách vở nào đó, mà hôm nay có thể đúng, ngày mai lại sai?
Vườn cây nhà tôi, tôi muốn viết chữ “Nhân”, với ý nghĩa, trọn một đời thờ chữ “Con Người”.
Làm con người là điều rất khó, là điều phải học và dạy cả một đời; làm sao để dù có tri thức nào đi nữa, chúng ta vẫn cùng nhau là “Con Người”?
Nguyễn Thị Lan Hương
NEWASIA GLOBAL LEARNING
Khi nhìn đến những cây trái được mọc từ những mầm nhú bé nhỏ, chúng sẽ có cuộc sống thế nào? Không ai nói được, nhất là những loài cây vô danh, những cây không có giá trị, những cây cỏ vệ đường.
Nhìn đến con trẻ và giáo dục nhân tính, chúng ta nghĩ gì về tương lai của chúng? Tương lai của chính thế giới, của từng gia đình mà mỗi cha mẹ đều mong đợi con mình khôn lớn và trưởng thành về nhân cách?
Mong đợi những gì của một đời người ?
Mong đợi những gì của một đời cây ?
Chúng ta nói đến nhân nghĩa, hãy hành động, dù chỉ là một điều nhỏ nhất. Và đó liệu là cách chúng ta giáo dục cho con cháu mình? Hay vì chính chúng ta là con người, chúng ta cũng có vô số lỗi lầm và điều đó làm rào cản cho những bước tiến của con cháu?
Nghĩ đến nhà thờ, nhà chùa và những giáo dục về tôn giáo, làm sao để đạo đức mà tôn giáo nào cũng dạy dỗ như một nguyên lý cơ bản: “Yêu Thương Con Người”, hay như Thiên Chúa cũng có câu ca, “Dưới bầu trời này, dưới Chúa này, tất cả chúng ta đều là anh em và yêu thương nhau qua chia xẻ”; cùng với lời dạy của Phật “Thương người như thể thương thân”…và bằng cách nào, những giáo lý đạo đức làm người, giản dị và dễ dàng đi vào lòng người để thực hiện nó trong mỗi tư duy, mỗi hành xử?
Chúng ta chăm lo cho cây, chúng ta chỉ mong đến ngày hái quả. Nhưng nếu cây không có quả, cây không có những gì chúng ta mong muốn, chúng ta chặt hạ, chúng ta biến đổi sao cho nó không còn gì trong đời sống này, và bằng cách thay thế sang cây khác cho thật nhiều hiệu suất, hiệu quả…Đâu đâu cũng nói đến “tính hiệu quả” trong thế giới dưới góc độ kinh tế - xã hội.
Nhìn sang đến giáo dục con người, chúng ta cũng mong đợi với cùng một tâm thức và tư duy. Nếu tất cả con trẻ đều là những người xuất sắc, chúng ta sẽ là một thế giới nào? Ngay cứ nghĩ đến, một đứa trẻ mới lên 5 mà phải biết đến bao nhiêu điều, thì giống như hình ảnh một em bé, ở Việt nam, đi học và vác cặp thật to trên lưng, hầu hết trẻ em Việt nam đều sẽ “gù”; đều sẽ không thể phát triển lành mạnh…câu chuyện của giáo dục thời đại, mà ai làm cha mẹ cũng đều biết, nhưng không ai cùng lên tiếng để nói,
“Hãy dừng việc buộc con tôi phải học quá nhiều!
Hãy dừng lại những gì không là cần thiết…”
Tuổi thơ của con trẻ có ý nghĩa với cả một đời cây, một đời người hay những cặp sách thật to, với vô vàn tri thức trong một số sách vở nào đó, mà hôm nay có thể đúng, ngày mai lại sai?
Vườn cây nhà tôi, tôi muốn viết chữ “Nhân”, với ý nghĩa, trọn một đời thờ chữ “Con Người”.
Làm con người là điều rất khó, là điều phải học và dạy cả một đời; làm sao để dù có tri thức nào đi nữa, chúng ta vẫn cùng nhau là “Con Người”?