Samsun Web Tasarim Polis malzemeleri Samsun ilaçlama Samsun çilingir farmasi üye ol Farmasi katalog Samsun atakum çilingir farmasi direktör Farmasi üye ol hacklink hacklink

Tư Nhân và Nhà nước: Sự bế tắc toàn cầu
Ngày đăng 06/06/2020, 19:35

Tư Nhân và Nhà nước: Sự bế tắc toàn cầu
Về học thuyết và mô hình tăng trưởng thời đại IoT?

Đất Việt

(Viết cho bạn tôi – Hồng Thủy)

Nhân loạt bài của Hồng Thủy đăng về Kỳ thị Tư thục vì quan niệm sai lầm về thương mại hóa, kinh doanh giáo dục [1], xin có một số suy ngẫm đáp lại, bởi lòng kính trọng về nhận thức và tư duy với Hồng Thủy, sau rất nhiều năm đọc các bài viết của bạn. Chưa gặp, nhưng cũng coi như tri âm viết cho tri kỷ, những con người biết nghĩ về điều chung!

Trước khi nói đến giáo dục tư thục hay kinh tế tư nhân ở Việt nam, chúng ta cần thừa nhận và thống nhất một điều chung rằng, xã hội loài người phát triển có quy luật, và những gì đã trải qua ở những lịch sử khác, hoàn toàn có thể xảy ra ở Việt nam, theo quy luật.  Bởi thế, nên có thời kỳ Việt nam, cũng học Trung quốc, muốn đại nhảy vọt, đi lên chủ nghĩa xã hội và bỏ qua tư bản chủ nghĩa, nhưng đến nay, dù không thừa nhận chính thức, chúng ta đều biết rằng, Trung quốc không còn và có lẽ cũng chả có lý do gì để nhận họ là kinh tế “chủ nghĩa xã hội”, trong khi Việt nam thì đang ra sức thuyết phục Mỹ và thế giới công nhận mình là nền kinh tế thị trường (tự do và công bằng).
Giáo dục tư thục chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ tổng thể các quan hệ xã hội, nên để nói về giáo dục và giáo dục tư nhân, trước hết nên nhìn đến cấu trúc và quan hệ giữa tư nhân và nhà nước, có lẽ nhìn từ Mỹ, đất nước của kinh tế tự do, tư nhân là chủ đạo lèo lái tất cả, và để xem, họ đã lèo lái giáo dục tư nhân hay kể cả chương trình tư nhân hóa giáo dục công đi đến đâu.  Việt nam, khác xa với Mỹ trong nhiều điểm, nhưng cũng mong là, có đôi chút cho chúng ta cùng suy ngẫm, có học bài từ những đất nước đi trước.

Vào tháng 7 năm 2016, trong buổi thuyết trình công cộng với cộng đồng người Việt ở Orange County, LA, John Kerry, theo ghi chép của VOA và một số báo chí Mỹ ghi lại, “Ở Việt nam giờ này, …chủ nghĩa tư bản cuồng nhiệt ở khắp mọi nơi, bởi họ chỉ quan tâm đến làm giàu, bằng mọi cách.  Nếu biết sớm điều này thì thật tốt, bởi chúng ta đỡ mất thời gian đánh nhau mất bao năm qua…” [2]

Chúng ta có thể không công nhận điều Kerry nói trên, nhưng sự thật của Mỹ và Việt nam là đều hướng đến nền kinh tế tự do, công bằng, có lẽ không chỉ cho nhà nước, mà đương nhiên là cho các tập đoàn và kinh tế tư nhân.  Bởi với Mỹ, nước Mỹ là kinh doanh (The business of America is business [3])

Chuyện từ những năm 1990, khi Clinton khởi xướng chạy đua vào Nhà Trắng, thắng cử của ông với khẩu hiệu “It’s economy stupid” (Tất cả đều vì kinh tế mà thôi, ngớ ngẩn à?) [4]

Những tổng thống đời trước và sau Clinton, gia đình Bush đều gắn chặt với lịch sử hơn 60 năm kinh doanh dầu lửa ở Texas và Mỹ, đến độ những tranh luận ở Mỹ về việc tại sao Mỹ lún sâu vào những chiến tranh dầu mỏ, “kinh doanh” nào đó với Middle East, liệu là lợi ích quốc gia hay lợi ích của dầu mỏ [5]? Thôi thì cứ biết là thế, bởi đến người Mỹ và nước Mỹ còn chưa rõ, đang tranh luận, thì chúng ta cũng cứ biết là vậy!

Đến Obama, những luận thuyết của ông về việc nâng cao năng lực học tập, bởi thách thức hoặc phải tăng số lượng người học có bằng cấp hoặc phải giảm chi phí học xuống, nhằm thúc đẩy người da màu và dân nghèo đi học, nhằm tăng cường năng lực sử dụng và ứng dụng công nghệ học tập trong trường học.  Đây là thời điểm, khi nước Mỹ, sau hơn bao thập kỷ ngẫm nghĩ, đã phát hiện ra việc nước Mỹ có thể làm cho thế giới là “Toàn cầu hóa Giáo dục” [6], dựa trên nền tảng về công nghệ kết nối, mà Bộ Ngoại Giao Mỹ cùng các tổ chức quốc tế kêu gọi về việc Hãy Kết Nối hơn 1,5 tỷ người nữa vào 2020 [7].

Nhưng có điều lạ, như tháng 2/2019 Harvard Kennedy School và các tập đoàn lớn về công nghệ Mỹ tổ chức mang tiêu đề “Big Tech and Democracy” (Công nghệ lớn và Dân Chủ) [8], những câu hỏi như dưới đây chưa có câu trả lời:
  1. Ai đang sở hữu dữ liệu của nhân dân, học sinh sinh viên Mỹ? Nếu không phải là chính họ?
  2. Tại sao những hãng công nghệ sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng, kinh doanh trên đó và không hề phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì, khi họ kinh doanh bất hợp pháp, nghiên cứu bất hợp pháp, để phục vụ cho lợi ích chính trị và của các tập đoàn kinh doanh, chứ không phải vì lợi ích của đa số người tạo nên giá trị của công nghệ bằng chính dữ liệu của nhân dân?
  3. Tại sao ở Mỹ, công nghệ ứng dụng đã phát triển hơn 25 năm, mà dân chủ và kinh tế cho người dân không cải thiện? Thậm chí càng công nghệ cao, càng đói nghèo và bất bình đẳng càng lớn, chia rẽ xã hội càng lớn?
  4. Ai hưởng lợi từ những ứng dụng công nghệ? Dù đó là công nghệ trong giáo dục? Khi hầu hết các công nghệ hiện đại đều thuộc về vài tập đoàn tư nhân?
Những câu hỏi tương tự như trên, đã được hỏi tại cuộc họp kinh tế toàn cầu thường niên ở Davos trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là vào 2016, với câu hỏi đơn giản nhất từ CEO của WEF “Chúng ta nói đến chuyển đổi xã hội sang công nghệ số, nhưng những câu hỏi nền tảng cơ bản như, ai sở hữu đường truyền là sở hữu toàn bộ dữ liệu trên đường truyền? Ai sở hữu dữ liệu cá nhân người dùng? Khi bản thân họ phải trả tiền internet và sử dụng dịch vụ trên đó…” [9]

Xét về bản chất thời đại được gọi là internet hóa, số hóa hiện nay, sự bế tắc về tư duy và nhận thức rằng cái gì là chuẩn mực trong quan hệ giao dịch (cả kinh tế và đạo đức kinh doanh) giữa nhà cung cấp dịch vụ trên internet, dựa vào số đông dữ liệu người dùng, khai thác chúng trong hơn 25 năm qua, với một thị trường rộng mở của 7,5 tỷ người nếu kết nối, với quyền lợi của người sử dụng, bao gồm cả nhân quyền, quyền riêng tư và quyền được bảo vệ an toàn trong mọi giao dịch!

Điều đau khổ là, dù nước Mỹ của Abraham Lincoln tuyên bố rõ về “Đất nước của dân, do dân, vì dân sẽ tồn tại mãi trên trái đất này”, thực tế đang trả lời một sự thật khác!

Trong những nghiên cứu gần đây nhất về 100 năm kinh tế Mỹ, Robert Gordon [10] đã dùng lịch sử kinh tế để minh họa rõ 3 điều:
  1. Từ những năm 1970, kinh tế Mỹ đã chậm tăng trưởng.  Theo đó, việc thúc đẩy tăng trưởng các tập đoàn lớn của Mỹ sang các nước khác, đặc biệt sử dụng Trung quốc như một điểm “đầu tàu” kéo sự tăng trưởng lợi nhuận cho họ, không giúp nước Mỹ, nhân dân Mỹ, giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế tại Mỹ;
  2. Hơn 20 năm ứng dụng công nghệ dựa trên internet rộng khắp, không giúp nước Mỹ và người Mỹ giải quyết bất bình đẳng kinh tế, cơ hội thu nhập và việc làm. Theo vào đó, với lợi ích kinh tế được tìm kiếm ở những thị trường mới nổi, các tập đoàn và đương nhiên, với chính phủ Mỹ, đã “bỏ lơ” trách nhiệm của họ với những gì đáng ra phải nghĩ đến cho công việc và thu nhập của người Mỹ;
  3. Giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, là một chỉ dấu rõ cho bất bình đẳng ở xã hội Mỹ, và không còn là “cửa” để thoát đói nghèo như chúng ta vẫn hay tưởng tượng.  Do bởi, những người có thể học và thành tựu từ học vấn họ học chỉ có thể như vậy khi họ xuất phát từ gia đình trung lưu cao cấp mà thôi! Việc ai đó sinh ra ở tầng lớp nào sẽ quyết định tương lai của họ đang được minh chứng qua 20 năm kinh tế trung lưu Mỹ tụt lùi xuống đói nghèo.
 
Hầu hết chúng ta đều biết rằng kinh tế Mỹ là nền kinh tế tư nhân, tự do và ít chịu sự giám sát, quản lý của nhà nước. 

Vậy, điều gì đã xảy ra với kinh tế tư nhân và mối quan hệ giữa tư nhân tập đoàn lớn – nhà nước, mà để đến nỗi, theo như Gordon tính ra, 1 người Mỹ giúp 8 người Trung quốc thoát nghèo và đẩy nước Mỹ vào khủng hoảng liên tục ở mọi khía cạnh, dù đấy là giáo dục?

Để tiện cho giáo dục tư nhân ở Việt nam tham chiếu, một vài ví dụ trong giáo dục công và tư ở Mỹ xin được minh chứng, sự thất bại của giáo dục công trong những “lạm dụng” của tập đoàn tư nhân, tập đoàn công nghệ vào hệ thống giáo dục tại Mỹ.

Tư nhân hóa giáo dục công, thị trường béo bở không thể bỏ qua

Sau hơn 20 năm điểm lại nền giáo dục của Mỹ [11], từ thời Bush (con) với chương trình “Không để bất kỳ con trẻ nào phía sau” (No Child Left Behind - NCLB) [12], chính thức hóa hệ thống thi chuẩn hóa (standardized test) và đánh giá giáo viên, trường học qua điểm thi cuối kỳ của học sinh, nhận định chung là, “giáo dục chúng ta có vẻ đạt được một số thành tựu, nhưng không khác gì lắm so với 20 năm trước, nếu không nói là 50 năm trước” [11]

Để minh chứng cho thời của Bush đến nay (2019), hãy điểm lại một số sách nghiên cứu của cựu Trợ lý bộ trưởng giáo dục và tư vấn cho TT Bush (1993-1997) – Diana Ravitch [13], người đã từng thiết kế và xây dựng chương trình cho NCLB, cho thi chuẩn hóa, và giờ này, sau hơn 20 năm nghiên cứu và đi cùng với cải cách giáo dục phổ thông qua các đời tổng thống khác nhau, đã nhận định việc tư nhân hóa giáo dục công của Mỹ là một chiến lược của các tập đoàn tư nhân “khủng”, mà cùng với công nghệ và công nghệ trong giáo dục, họ muốn làm “biến mất” giáo dục công với tiêu đề “Hệ thống Giáo dục công ở Mỹ đã hỏng”!
  1. The Schools We Deserve (1985)
  2. The Language Police: How Pressure Groups Restrict What Students Learn (2003)
  3. The Death and Life of the Great American School System: How Testing and Choice Are Undermining Education (2010)
  4. Reign of Error: The Hoax of the Privatization Movement and the Danger to America's Public Schools (2013)
Theo Ravitch, cải cách giáo dục ở Mỹ là “chương trình trình diễn chính trị”, nhằm để phục vụ lợi ích chính trị trước mỗi bầu cử, ở tất cả các cấp và theo đó, chúng không dẫn đến điều gì tốt đẹp, trừ lợi ích của đảng phái và các nhóm tập đoàn tư nhân lớn đứng sau mỗi cuộc bầu cử đó.  Nếu ai đọc xuyên suốt từ blog cá nhân của Ravitch đến những cuốn nghiên cứu dài hơi hơn về chính trị Mỹ, giả như Những Đế Chế bí mật: Tầng lớp chính trị gia Mỹ đã che dấu tham nhũng và làm giàu cho gia đình và bạn bè như thế nào [14]; Gia đình Những bí mật: Những triều đại Bush, những Quyền Lực được đặt vào Nhà Trắng và Những Ảnh Hưởng của họ đối với nước Mỹ [14], thì chúng ta không hề thấy sự khác biệt giữa những giao kèo, thỏa thuận của các chính trị gia với các tập đoàn lớn, đặc biệt là những tập đoàn đứng sau sự thành công trong tranh cử tổng thống Mỹ, và các chính sách liên quan đến tư nhân hóa giáo dục công, một chiến lược kéo dài hơn 30 năm qua! (xin đọc kỹ cuốn Nhầm lẫn: Giả tưởng về Tư nhân hóa và Những nguy hiểm cho giáo dục công ở Mỹ trên đây, với đầy đủ trích dẫn và minh chứng trong việc các tập đoàn lớn đã thúc đẩy quá trình làm “hỏng” giáo dục công và theo đó, lobby chính phủ chuyển đổi nguồn lực giáo dục công sang cho các tập đoàn tư nhân quản lý trường công, và với mục đích không chỉ là tư nhân hóa giáo dục, mà phục vụ cho chiến lược lớn hơn rất nhiều, “buôn bán quyền lực chính trị” [14])

Những kiểu gia đình trị của Bush, kết hợp với Kock, Gates, hay với một loạt tên tuổi các quỹ (foundations, philanthrophy) là những ví dụ điển hình của quyền lực kinh tế lũng đoạn chính sách và cơ chế dành cho giáo dục, đã làm hỏng hệ thống giáo dục công, nền tảng xương sống của một xã hội dân chủ và bình đẳng thật sự tại Mỹ!
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của các tập đoàn, các quỹ đầu tư hay thậm chí, các tổ chức think – tank phi chính phủ, phi lợi nhuận (nhưng lấy tiền tài trợ từ các tập đoàn tư nhân lớn) đã lũng đoạn chính sách giáo dục tất cả các cấp ở Mỹ, là lời giải thích phù hợp nhất cho những gì mà Gordon nghiên cứu hơn 100 năm kinh tế vừa qua ở Mỹ, đặc biệt là trong vòng 30 năm qua!

Giáo dục tư, nếu nhìn từ 2 loại hình đại học tư điển hình: Harvard và Trump University

Một số ví dụ hài hước khác được nêu, dưới góc độ “dân chủ kiểu Mỹ”, như việc con cháu các dòng họ, gia đình chính trị, ở Mỹ hay các quốc gia khác, đều được ưu ái nhận vào học các trường nối tiếng, theo đó, họ tiếp tục ra lãnh đạo chính trị và kinh tế Mỹ và thế giới! Nhưng bởi sự học hành của ½ năng lực theo yêu cầu, sự tiến bộ dựa trên dòng dõi và quan hệ, theo kiểu sinh viên điểm F ra lãnh đạo nước Mỹ và kinh tế Mỹ thì cũng sẽ dẫn đến một nước Mỹ loại F…

Harvard trong chính sách chọn lựa sinh viên [15]:

42% các lãnh đạo tập đoàn được đào tạo từ 12 trường ưu tú hàng đầu nước Mỹ, và 10%  sinh viên được tham gia học tại 33 trường đặc quyền…hầu hết những nhà báo ở các tạp chí hàng đầu Mỹ cũng đều học và thụ hưởng ở các tầng lớp đặc quyền của xã hội [15, p.235]

Bạn của chúng ta, John Kerry, sinh viên loại C, và ông thường đùa rằng “Ông thích loại D – distinction (đặc thù, đặc biệt)! (theo bảng xếp hạng điểm ở Mỹ, D là sẽ bị loại, không đạt)

Bush “con”, trong lần diễn thuyết về giáo dục có nói “Bạn có thể trở thành Tổng thống Mỹ kể cả khi bạn chỉ có điểm D” (lý do tôi hoàn toàn có thể là Tổng thống, nếu tôi sinh ra ở Mỹ!)

John McCain: tốt nghiệp xếp hạng 5 từ dưới đi lên, trường hải quân Mỹ, sau hơn bao lần tranh đấu với bản thân (bởi McCain không hề muốn theo học ở đây, mà chỉ vì truyền thống gia đình)
 
Câu chuyện về tuyển sinh đại học sẽ không còn hài hước nữa, khi người dân Mỹ bắt đầu đặt câu hỏi, tại sao các lãnh đạo nước Mỹ có năng lực như vậy? Họ đang lèo lái nước Mỹ đi đến đâu, trả giá cho điều gì?
 
Harvard hay các đại học hàng đầu Mỹ không phải là câu trả lời cho nước Mỹ, bởi họ chỉ dạy cho số rất lẻ so với những đại học công, nhưng thú vị thay, hầu hết họ lại nắm giữ các thỏa thuận nghiên cứu với chính phủ ở tất cả các chính sách lớn cho nước Mỹ và đối ngoại. Một ví dụ hay cho chuyện này được ghi lại trong cuốn Making Harvard morden (Hãy làm Harvard hiện đại hóa…), như sau “Khi Kennedy trúng cử tổng thống Mỹ, người ta hỏi cảm tưởng của ông, thì ông có chia xẻ rằng, tôi không thấy gì khác cả, bởi với tôi, tôi đã mang được Harvard vào trong Nhà Trắng” [15].  Và cuộc chiến tranh Việt nam gây đau thương cho nước Mỹ, nếu ai đọc kỹ, cũng được tham vấn toàn từ những chuyên gia học xuất sắc tại các đại học hàng đầu của Mỹ!
 
Đại học Trump [16]: một nước Mỹ khác

Nói đến Trump, người ta thường hình dung ra một anh tư bản điển hình, biết làm sao dùng vốn kẻ khác mà kinh doanh kiếm lời.  Đúng theo tinh thần Mỹ!

Nhưng đó là ½ sự thật, bởi rất nhiều dữ liệu đã nói lên việc Trump giàu có là từ gia đình, chứ không chỉ từ năng lực bản thân [17].  Thêm nữa, thói khôn ngoan của Trump, cũng như của Clinton, trong thời chiến tranh Việt nam, “trốn lính” khi những John McCain, John Kerry và hàng triệu triệu những người sinh viên và thanh niên Mỹ phải sang Việt nam và châu Á tham chiến, cũng có lẽ lý giải, tại sao Trump thành công tại Mỹ, chứ không phải những ai như John McCain, xét về góc độ làm giàu!

Để minh họa cho Trump, nên nói đến Đại học Trump! Một đại học kinh doanh lợi nhuận thuần túy, dựa trên marketing tên tuổi thuần túy, và hóa ra, được phát hiện là “lừa dối” học viên trong thời gian dài, bởi hứa hẹn một đằng, làm một nẻo…và bị phạt, rồi thu xếp ngoài tòa án bồi thường cho học viên![16]  Thực tế của việc thu xếp bồi thường này là do lo ngại bị ảnh hưởng trong thời kỳ chiến dịch tranh cử tổng thống, chứ theo học thuyết của Trump, chắc chắn Trump sẽ tìm cách để “chuồn”, như bao lần chuồn khỏi những tranh chấp lao động với những người dân nhập cư lao động trong các công trình của ông!

Những con người, những tập đoàn, được ca ngợi  trong Forbes hàng năm, như Trump là một ví dụ, thực sự họ mang lại lợi ích gì cho đa số nhân dân Mỹ, nước Mỹ và thế giới?  Nếu đo lường mọi sự giàu có là tử tế và bằng tiền?

Hãy nhìn thử vào bảng tổng kết về đóng góp ngoài xã hội của Mỹ cho những hoạt động cộng đồng, chúng ta sẽ ngạc nhiên nhận ra 2 điều [18]:
  1. Tiền ủng hộ cho nhà thờ (tôn giáo) lớn hơn gấp 2 lần so với tiền ủng hộ cho giáo dục, mặc dù rất nhiều tập đoàn ăn nên làm ra nhờ vào hệ thống giáo dục công ở Mỹ;
  2. Các tập đoàn lớn của Mỹ, một tay thu hàng tỷ tỷ đô la doanh thu, họ bỏ lại vài trăm triệu lẻ để làm từ thiện, nhưng không phải để giúp nâng cao chất lượng giáo dục hay nâng cao đời sống đa số người dân nghèo, mà để tìm kiếm phương thức gây ảnh hưởng trong quá trình lấy phiếu bầu của cử tri, đặc biệt qua những social media và dịch vụ quảng cáo qua internet [14];
Vậy, tư nhân, đặc biệt là các tập đoàn tư nhân lớn, trong hầu hết các lĩnh vực thực ra đã lãnh đạo nước Mỹ từ hơn mấy chục năm qua, có gì để làm vì một xã hội tốt hơn, vì một lợi ích chung tốt?  Nếu ai nghi ngờ về điều này của nước Mỹ, hãy tham khảo cuốn sách nhiều tập, được viết từ 1967 – 2017, Ai “làm luật” nước Mỹ (Who rules America?) [19]

Với hơn 25 năm tham gia tư vấn kinh doanh tại Việt nam và châu Á, lăn lộn với tất cả các loại hình kinh tế, từ nhà nước, tư nhân và phi lợi nhuận, hãy cho tôi nói lên một sự thật, dù chúng ta đang nhìn Trung quốc rất khác Mỹ, nhưng bản chất, họ giống nhau! Sự bế tắc của xã hội Mỹ, Trung quốc và thế giới hiện nay, không gì hay hơn để nói lên sự bế tắc về mô hình tăng trưởng kinh tế, dẫu cho họ đang mong đợi chuyển đổi thế giới này sang thế giới số, với mô hình kinh tế dân số làm chủ lực (population economics).

Câu chuyện của thế giới bây giờ không phải thế! Nếu không có sự hài hòa lợi ích giữa các tầng lớp xã hội, không có sự thỏa hiệp về lợi ích dành cho số đông dân số dưới đáy xã hội, không có cách gì chuyển đổi xã hội, dù chúng ta gọi đấy là kinh tế Nhà nước hay kinh tế tư nhân, bởi đã hơn 3 thập kỷ chứng minh rằng, quyền lực lũng đoạn gây ra khủng hoảng trầm trọng như hiện nay là do bởi sự hợp tác lũng đoạn giữa quyền lực kinh tế (tư nhân, hay nhà nước, tùy vào hoàn cảnh từng xã hội, từng đất nước) và chính trị!  Điều này do cuốn “Đổ vỡ. Khủng hoảng tài chính thay đổi thế giới như thế nào” [20] và “Bất Bình Đẳng Toàn cầu. Cách tiếp cận mới trong thời đại toàn cầu hóa” [20] nêu ra.

Thế giới đang cần một học thuyết, một mô hình cấu trúc xã hội và tăng trưởng kinh tế mới, trong đó có cả vấn đề của giáo dục tư nhân.

Tài liệu tham khảo:
[1] https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/ky-thi-tu-thuc-vi-quan-niem-sai-lam-ve-thuong-mai-hoa-kinh-doanh-giao-duc-post198836.gd
[2] http://www.viet-studies.net/kinhte/NQuangDy_NghichLyNgoNhan.html
[3] https://www.dictionary.com/browse/the-business-of-america-is-business
[4] https://www.biography.com/us-president/bill-clinton

[5] https://www.commondreams.org/views04/0208-05.htm; Secret Empires: How the American Political Class Hides Corruption and Enriches Family and Friends

by Peter Schweizer
 
[6] https://www.youtube.com/watch?v=gibe1jpPuyg&list=PLsVk4d_f8-MPCwZfD-HKndwaYtUT1UL6X
[7] http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/mot-the-gioi-hai-con-duong.html; https://share.america.gov/globalconnect/
[8] https://www.hks.harvard.edu/events/big-tech-and-democracy
[9] https://www.weforum.org/agenda/2016/10/four-leadership-principles-for-the-fourth-industrial-revolution?utm_content=buffereaf4a&utm_medium=social&utm_source=linkedin.com&utm_campaign=buffer

[10] The Rise and Fall of American Growth: The U.S. Standard of Living Since the Civil War (The Princeton Economic Series of the Western World), Robert Gordon

[11] http://www.aei.org/publication/after-20-years-of-reform-are-americas-schools-better-off/

[12] https://en.wikipedia.org/wiki/No_Child_Left_Behind_Act; https://www2.ed.gov/nclb/landing.jhtml

[13] https://en.wikipedia.org/wiki/Diane_Ravitch

[14] https://www.commondreams.org/views04/0208-05.htm; Secret Empires: How the American Political Class Hides Corruption and Enriches Family and Friends, by Peter Schweizer; Family of Secrets: The Bush Dynasty, the Powerful Forces That Put It in the White House, and What Their Influence Means for America, Russ Baker;

https://www.aspeninstitute.org/blog-posts/have-foundations-wasted-billions-dollars-education-where-s-o/; https://www.huffpost.com/entry/how-the-billionaire-boys_b_6383298; https://www.theguardian.com/us-news/2018/sep/07/arizona-fight-koch-brothers-school-vouchers; https://www.politico.com/story/2017/10/30/kochs-public-schools-shakeup-244259; https://educationopportunitynetwork.org/how-public-schools-became-the-koch-brothers-lowest-hanging-fruit/; https://tultican.com/2018/09/09/a-laymans-guide-to-the-destroy-public-education-movement/; https://philanthropynewsdigest.org/news/many-foundations-support-privatization-of-public-education-study-finds;

[15] https://www.amazon.com/Making-Harvard-Modern-Americas-University/dp/019532515X, The price of admission: How America' ruling class buys it way into elite colleges - and who gets left outside the gates, https://en.wikipedia.org/wiki/The_Price_of_Admission

[16] https://www.usatoday.com/story/news/politics/onpolitics/2018/04/10/trump-university-settlement-judge-finalized/502387002/ ;

[17] https://www.businessinsider.com/how-donald-trump-got-rich-2016-3; http://fortune.com/2018/04/20/trump-lied-wealth-forbes-400-list/

[18] https://nonprofitssource.com/online-giving-statistics/

[19] https://en.wikipedia.org/wiki/Who_Rules_America%3F

[20] Global Inequality: A New Approach for the Age of Globalization Hardcover – April 11, 2016, by Branko Milanovic;  Crashed: How a Decade of Financial Crises Changed the World Hardcover – August 7, 2018, by Adam Tooze 

Bài viết bạn có thể quan tâm
Tin tức nổi bật
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
​NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM
NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM – GÓC NHÌN CỦA “NGƯỜI TRONG CUỘC”
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chia sẻ nổi bật