Samsun Web Tasarim Polis malzemeleri Samsun ilaçlama Samsun çilingir farmasi üye ol Farmasi katalog Samsun atakum çilingir farmasi direktör Farmasi üye ol hacklink hacklink

TIẾNG GỌI TỪ DAVOS: LÃNH ĐẠO CHỦ ĐỘNG VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM
Ngày đăng 04/07/2017, 22:11

Vì một xã hội toàn cầu tốt đẹp

Hôm nay là ngày khai mạc Diễn Đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thường niên tổ chức tại Davos [1].  Đây là một diễn đàn có uy tín của các nhà lãnh đạo chính trị, kinh tế, hoạt động xã hội, doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp xã hôi, các nhà giáo dục, nhà hoạt động bảo vệ môi trường, nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi của những người yếu thế, nvân vân, đều có tiếng nói và tham dự diễn đàn này.

Với chủ đề “Lãnh đạo chủ động và có trách nhiệm”, Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017 tập trung chủ yếu vào 5 nhóm vấn đề chính:

1.      Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 trong tương lai kinh tế và xã hội toàn cầu;

2.      Hệ thống quản trị toàn cầu các chủ thể và toàn bộ các đối tượng đa dạng trong quá trình toàn cầu hóa;

3.      Nâng cao khả năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu;

4.      Cải cách thị trường vốn (“capitalism”) và cân bằng giữa lợi ích kinh tế và xã hội;

5.      Tìm kiếm những giải pháp cho những khủng hoảng phát sinh trong hơn 2 thập kỷ qua;

Theo WEF, toàn cầu hóa đã làm cho thế giới trở nên nhỏ bé hơn, nhưng phức tạp hơn và chứa đựng trong nó rất nhiều vấn đề mâu thuẫn làm cho rất nhiều người mất niềm tin về việc họ sẽ có tương lai trong quá trình toàn cầu hóa này [2].

Mặc dù, theo GS. Schwab, chúng ta đang ở trong thời khắc lối rẽ của “lịch sử”, chúng ta phải đối mặt với những bất ổn về kinh tế, địa chính trị, di cư, khủng bố và cả những niềm tin về thể chế, đạo đức và năng lực lãnh đạo, những chia xẻ, những bàn bạc tại Davos, một “ngôi làng toàn cầu” (global village) sẽ mang đến những niềm tin, những trao đổi tích cực, những kết nối mở cho tất cả mọi người, mọi tầng lớp và mọi tiếng nói của cuộc sống.

Trong bài phát biểu khai mạc của mình, GS Schwab nhấn mạnh đến cuộc cách mạng công nghệ lần 4, những tác động to lớn đối với công việc, xã hội, quan hệ đa chiều giữa các tầng lớp khác biệt về thu nhập, và đồng thời, Ông cũng nêu ra những mô hình sẽ chia xẻ với các chính phủ, các tổ chức những trách nhiệm của xã hội, đặc biệt là vai trò của những nhà lãnh đạo trẻ, của những doanh nghiệp xã hội.

Không khi nào, xuyên suốt các bài trình bày trước và trong Davos, khái niệm “vì một xã hội, cộng đồng tốt” (public social good) được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.  Đó có lẽ bởi những nhà nghiên cứu, những học giả tham gia vào Davos đã nhìn thấy sự khác biệt quá lớn giữa người giàu và người nghèo trong những xã hội hiện hữu, khi mà 8 người giàu có thu nhập bằng 3,6 tỷ người trên thế giới [3].

GS. Swach kêu gọi các nhà lãnh đạo các quốc gia, các tập đoàn lớn và các chủ thể trong làng thế giới việc nghiên cứu và thực hiện 4 nguyên tắc lãnh đạo trong thời đại công nghệ 4.0 trong bài viết gần đây. Cụ thể là:

Thứ nhất, chúng ta cần tập trung vào các hệ thống hơn là công nghệ, bởi vì những cân nhắc, đánh giá quan trọng sẽ là để tạo ra những thay đổi to lớn về kinh doanh, xã hội và chính trị hơn là công nghệ mà họ sử dụng cho những mục đích cá nhân của mình.

Thứ hai, chúng ta buộc phải “ủy quyền” (empower) cho xã hội của chúng ta để họ làm chủ công nghệ và hành động có ý thức về những tiến bộ trong xã hội. Nếu không, sẽ không có bất kỳ ai và nơi nào có tính tích cực và chủ động để chuyển đổi cho phù hợp với công nghệ mới và các tổ chức đại diện trong xã hội sẽ không thể vận hành hay hoạt động tốt được.

Thứ ba, chúng ta cần ưu tiên tương lai bằng cách thiết kế ra tương lai thay vì chúng ta phải chịu “lỗi” vì đã không làm thiết kế. Hợp tác giữa tất cả các thành phần trong xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc bằng cách nào chúng ta kết nối với những công nghệ chuyển đổi này. Nếu không làm được điều này, tương lai của chúng ta sẽ được điều chỉnh bởi “lỗi” thiết kế.

Và cuối cùng, chúng ta cần phải tập trung vào những giá trị cơ bản như là đặc tính của công nghệ mới, hơn là chi tiết nhỏ của công nghệ. Công nghệ đã được sử dụng theo cách giúp làm tăng thêm sự chia rẽ, nghèo đói, phân biệt đối xử và gây thảm họa môi trường, nhằm phá vỡ tương lai mà chúng ta đang nhìn đến. Để đầu tư một cách đúng đắn cho những công nghệ mới này, chúng buộc chúng ta phải sử dụng công nghệ cho một thế giới tốt đẹp hơn, chứ không phải để tạo ra một thế giới không an toàn và chia rẽ.
Rất hy vọng là trong mấy ngày tới đây, chúng ta sẽ được biết thêm về những giải pháp hữu ích cho các thách thức công nghệ, thách thức về kinh tế và đại chính trị, sẽ được gắn kết cùng với giáo dục và đào tạo chất lượng cao, theo những phương pháp mới mà công nghệ đóng vai trò “phục vụ cho nhân loại, môi trường và nhằm để phát triển cho TẤT CẢ”.
Tài liệu tham khảo:
[1] Bài phát biểu khai mạc của GS. Klaus Schwab – Giám đốc Điều hành WEF.  Tham chiếu https://www.weforum.org/events/world-economic-forum-annual-meeting-2017/sessions/welcome-message-by-the-executive-chairman-2017
[2] Five leadership priorities for 2017 (5 ưu tiên dành cho lãnh đạo 2017).  Tham chiếu  http://www.weforum.org/agenda/2017/01/five-leadership-priorities-for-2017
[3] Just 8 men own same wealth half world https://www.oxfam.org/en/pressroom/pressreleases/2017-01-16/just-8-men-own-same-wealth-half-world

 

Nguyễn Hương – NewAsia Global Learning

Bài viết bạn có thể quan tâm
Tin tức nổi bật
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
​NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM
NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM – GÓC NHÌN CỦA “NGƯỜI TRONG CUỘC”
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chia sẻ nổi bật