Samsun Web Tasarim Polis malzemeleri Samsun ilaçlama Samsun çilingir farmasi üye ol Farmasi katalog Samsun atakum çilingir farmasi direktör Farmasi üye ol hacklink hacklink

Thư gửi Đại diện Liên hiệp quốc, UNESCO.
Ngày đăng 06/06/2020, 20:12

Nguyễn Thị Lan Hương
NEWASIA GLOBAL LEARNING
Tầng 19 Indochina Park, 4 Nguyễn Đình Chiểu, Q. 1, Hồ Chí Minh
Việt nam
Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 12 năm 2019

Kính gửi:       Đại diện Liên Hợp Quốc tại Việt nam
                        UNESCO Việt nam
                        UNICEF Việt nam
                        World Bank Việt nam
V/v:                Những chia xẻ về giáo dục nhân quyền trong thế kỷ 21 và
                        Chương trình “Phát Triển Bền Vững Việt nam 2035”

Thưa Quý Vị,

Trong hơn 45 năm cuộc đời một con người, tôi luôn được dạy và nỗ lực thực hiện một truyền thống của gia đình mình, “Là Con Người, chúng ta không ngoảnh mặt trước nỗi đau của người khác”. 

Có nhiều bức thư chia xẻ về những tra tấn tâm lý, tinh thần và cuộc sống của mỗi học sinh, sinh viên và người dân, được thực hiện hoặc vô ý, hoặc cố tình, hoặc không vì mục đích lợi nhuận hoặc vì lợi ích lợi nhuận, hoặc để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc để lạm dụng nghiên cứu khoa học, để sử dụng chính con người và trường lớp, giáo dục, thực hiện những điều trái với nhân quyền, những quyền được ghi nhận rõ từ 1948 của Liên Hợp Quốc về Tuyên bố Toàn Cầu Về Quyền Con Người với tất cả các quốc gia trên thế giới đồng thuận và ghi nhận về quyền được sống tự do, trong tư tưởng, trong học tập và cuộc sống hạnh phúc, độc lập của mỗi cá nhân, tôi đã gửi trong nhiều năm qua.

Tôi muốn gửi tới Quý Vị một số chia xẻ được ghi nhận trong suốt mấy năm, từ chính những gì tôi đã phải trải qua, không chỉ với môi trường giáo dục, mà ngay trong những hoạt động thiện nguyện, điều mà chúng ta mong đợi sẽ giúp xã hội tốt đẹp hơn, nay lại thành một tội ác với con người, mà không rõ, giá phải trả tiếp theo cho những thế hệ tiếp theo sẽ là bao nhiêu?
  1. Gần đây nhất, UN-OCHA có dự thảo về Trách nhiệm Quản trị Dữ liệu Nhân loại, trong đó nói đến trách nhiệm từ địa phương – quốc gia – quốc tế về dữ liệu nhân loại được thu thập nhằm đối phó với những vấn nạn toàn cầu.  Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong “những tội ác công nghệ” mà được viết rõ bởi người Mỹ - S. Zuboff trong Thời đại Tư bản Giám Sát – Cuộc chiến vì tương lai nhân loại chống lại quyền lực mới, với những tham vọng thu thập và khống chế tri thức nhân loại thông qua “dữ liệu lớn” và sử dụng chúng trong việc “thay đổi” tư duy và trí não con người; hoàn toàn không hề được nhắc đến, chúng ta sẽ đối mặt với điều đó như thế nào ở tầm toàn cầu?  Từ 2015/2017, những thư tôi gửi đến Liên Hợp Quốc và Quốc hội Mỹ, Quốc Hội Việt nam, với một câu hỏi đơn giản nhất, “Ai đã hacking trí não tôi? Ai đã làm trò trên cuộc đời tôi?”; và đến nay, 11/2019, họ lạm dụng những tra tấn về trí não và tinh thần, qua những công nghệ mà nếu không có những điều tra độc lập, theo những yêu cầu chính thức với Quốc Hội Mỹ và các cơ quan có liên quan tại Mỹ vào tháng 3/2019, không ai có thể biết được, chuyện gì đã xảy ra với một con người, với việc lạm dụng trí não con người để khai thác và sử dụng cho những mục đích gì, và tội ác như vậy, đã kéo dài bao lâu, và tiếp tục trong tương lai bao lâu, với bao nhiêu con người khác? Xin được gửi lại thư đã gửi từ 2017 để Quý Vị cùng suy ngẫm, cùng tư duy về việc chúng ta kêu gọi về giáo dục nhân quyền từ 2020 trên mọi quốc gia, vậy, nhân quyền là gì; giáo dục nhân quyền là gì; khi những đơn thư kêu gọi chấm dứt tội ác chống lại con người bằng công nghệ được thực hiện công khai ngay trước tất cả thế giới lại được im lặng?
  2. Với những khái niệm về Nhân Quyền, Quyền Riêng Tư và Quyền sở hữu; và Tuyên bố Toàn Cầu Về Quyền Con Người, chúng ta đều hiểu rõ về thực trạng nhân quyền trong hơn 70 năm đã và đang ở mức độ nào; và kỳ quặc là những quốc gia lớn nhất, những quốc gia tự cho mình là vĩ đại, hóa ra lại là quốc gia “tụt lùi” về nhân quyền và dân chủ, điều mà đâu đó, Phương Tây mong muốn chia xẻ những giá trị “nhân quyền” theo kiểu của họ cho Phương Đông và thế giới; thì nay, câu hỏi về giá trị nhân quyền với những gì được Tuyên bố Toàn Cầu Về Quyền Con Người đang được thực thi thế nào; trong thời đại, mà chính nghiên cứu của UN về Dữ liệu Lớn từ 2001 đã khẳng định rõ việc sử dụng và khai thác dữ liệu lớn về con người là xâm phạm đến nhân quyền? Từ khi nào, chúng ta đã tự mình thỏa hiệp với giá trị Con Người, giá trị Nhân Quyền của số đông Nhân loại; và để làm giàu cho những nền kinh tế/xã hội thuộc về 1%, mà điển hình là kiểu Mỹ?  Điều UN kêu gọi về xóa đói nghèo cho tất cả; giáo dục cho tất cả; nhưng nếu đó là dựa trên những tội ác trong công nghệ về internet và các ứng dụng xâm phạm đến Nhân Quyền, chúng ta có tiếp tục thực thi những đề án; những chương trình mà biết rõ chúng vi phạm đến Nhân Quyền và tương lai của chính con cháu chúng ta, bởi toàn bộ dữ liệu cá nhân và dữ liệu về đời sống cá nhân, đời sống trong học tập và ở mọi chốn, mọi nơi trong sinh hoạt của một con người đã và đang bị giám sát và trở thành “đầu vào” của những ngành kinh doanh cho vài tập đoàn và quyền lực xuyên quốc gia?  Câu hỏi này, tôi đã viết cho UN, cho Hội Đồng Nhân Quyền của UN; và nay, xin nhắc lại lần nữa; bởi đó không phải là câu chuyện về nỗi đau của một cá nhân con người, nếu nó là tội ác với tôi;  nó là tội ác với tất cả những ai là con người!  Điều hôm nay chúng ta im lặng, con cháu chúng ta sẽ gánh chịu những hệ lụy của tội ác đó; và nếu tất cả im lặng, điều gì để đảm bảo con cháu chúng ta sẽ không rơi vào những tội ác tương tự và có thể còn tồi tệ hơn?
  3. Những vết nhơ trong lịch sử nhân loại hơn 6000 năm; hay chỉ nhìn cho rõ trong 100 năm qua, từ những cuộc chiến tranh thế giới; đến những tranh chấp về các học thuyết và chủ nghĩa “mạo danh” đạo đức vì Nhân Dân, dù đó là chủ nghĩa tư bản đạo đức hay chủ nghĩa xã hội vì Nhân dân; đâu đó Con Người là gì? Ai vì Con Người hay vì Nhân dân mà họ đang mạo danh đó?  Đọc lại những gì đã xảy ra với chiến tranh thế giới thứ 2; về những thảm sát của chính con người với con người ở Rwanda; Campuchia hay thậm chí nhân danh “Cách mạng văn hóa” gần đây thôi; có ai nghĩ nếu 5,5 tỷ kết nối mà chỉ một mình Facebook hay Google đã nắm giữ gần 2 đến 3,5 tỷ kết nối và dữ liệu cá nhân con người; và nay, họ có thể bỏ tiền lẻ ra để hợp tác với UN và các tổ chức để thực hiện các chương trình vì giáo dục; nhưng chính những hoạt động của họ đã và đang lạm dụng toàn bộ  nhân quyền của con người với số người lên tới hàng tỷ.  Thử hỏi, chúng ta nói đến giáo dục nhân quyền ở điều gì? Khi chính UN và các tổ chức cũng bị “phụ thuộc” vào tiền đóng góp từ các tập đoàn/các quốc gia, đang công khai xâm phạm tội ác và gây ra những điều đáng lý phải bị trừng phạt hoặc cấm vì chống lại con người; nay; với tiền tài trợ, họ có thể vừa được vinh danh vừa có thể công khai tiếp tục các dự án nghiên cứu, khai thác và lạm dụng con người và nhân quyền của con người để thực hiện những hoạt động kinh doanh mang tầm toàn cầu.  Vậy, chính UN và các tổ chức quốc tế, các lãnh đạo các quốc gia nghĩ gì, về việc những quốc gia lớn, những tập đoàn lớn toàn cầu, một tay mang chút tiền lẻ tài trợ cho UN và các dự án giáo dục; tay kia đi vơ vét tri thức toàn cầu, công khai vi phạm những quy định về nhân quyền và dữ liệu cá nhân con người; tạo ra những khoảng cách về bất bình đẳng ngày càng lớn cho thế giới, không chỉ trong giáo dục mà ở tất cả các lĩnh vực họ muốn “tư nhân hóa”, “số hóa” và “tự động hóa”; mà lợi ích luôn chỉ thuộc về 1% và những người phải trả giá là 99% người dân còn lại?  Tôi có bài viết về dòng chảy thương mại, dòng chảy tội ác, vì chúng ta, gồm có UN và các quốc gia, cùng với nhân dân của tất cả các quốc gia, cần phải ý thức rõ điều đầu tiên và kiên quyết : không thỏa hiệp khi đó là Con Người và thông tin cá nhân của họ không phải là để số hóa/tự động hóa, không phải là con số để dữ liệu hóa, bởi đó là tội ác được chính người Mỹ xác nhận.
  4. UN kêu gọi về phát triển bền vững, nhưng nếu giáo dục không đúng là giáo dục cho con người, vì con người, bảo vệ con người; chúng ta nói đến bền vững cho ai? Vì ai và để làm gì, khi không có sự bền vững trong chính tự do tư duy và hành xử có trách nhiệm của con người có giáo dục phù hợp?  Lấy ví dụ nhỏ của bản tin về giáo dục Mỹ, She’s a ‘Star’ Latina Professor. But Not Good Enough for Tenure at Harvard”, The Chronicle of HE (Dec 04, 2019), một tiêu đề viết về giáo sư, nhưng lại phản ánh rõ phân biệt sắc tộc, trường thuộc khối “elite” và câu hỏi cho việc, đến khi nào những khái niệm khập khiễng được dùng để viết và so sánh trong giáo dục?  Nếu chúng ta nói đến phát triển bền vững, nhưng ngay ở Mỹ, đất nước về tự do và dân chủ, về đa dạng hóa giáo dục và giáo sư, thì những gì là giá trị “gốc” của con người được “đo lường” thế nào? Chúng ta nói đến bền vững, nhưng tất cả những gì liên quan đến con người, dù chỉ là những từ ngữ để viết hay trao đổi quan điểm với số đông qua những bài viết hay những nghiên cứu công bố trên báo chí dành cho số đông người dân đọc, đều có dấu ấn của những tư duy phân biệt sâu sắc. Đây không chỉ là vấn đề của riêng Mỹ, đâu có đều có, nếu chúng ta để ý trên báo chí hay thậm chí, ở Việt nam thì đọc được rõ trong kể cả sách giáo khoa!  Những người dân thuộc về thiểu số, dân tộc ít người hoặc yếm thế, những người thuộc diện khó khăn hay chịu thiệt thòi do họ sinh ra có những khuyết tật, ngôn ngữ và cách chúng ta đối xử với họ, với những chính sách và hành xử; đâu đó đều thể hiện rõ việc chúng ta muốn làm điều tốt cho họ; nhưng bằng việc xúc phạm đến nhân quyền/danh dự của họ, dù hoàn toàn vô ý thức hoặc thậm chí còn không hiểu biết gì trong nhận thức về việc mình có đang xúc phạm đến con người hay không.  Dẫu vẫn biết, “không biết thì có thể không có tội” khi chưa xảy ra hậu quả, nhưng nếu ngay trong giáo dục con người, ngay trong ngôn ngữ và tư duy về con người, đã có “khuyết tật” trong nhận thức, mà những người đó lại làm về chính sách hay có quyền lực, làm sao chúng ta mong đợi về “bền vững”, khi phải hy sinh những gì thuộc về con người nhất?
  5. Nhân nói về phát triển bền vững, ví dụ của World Bank giúp Việt nam xây dựng kế hoạch 2035, nhưng toàn bộ đề án không có bất kỳ nghiên cứu hay chương trình nào đề cập đến giáo dục và nguồn nhân lực.  Bền vững chúng ta nói cho Việt nam được xây dựng từ đâu? Do ai sẽ tạo nên bền vững đó? Hay đâu đó nó cũng khập khiễng như những người/dân tộc, bị tàn tật đến độ, nếu cứ có cái áo thì khỏi mặc quần; hay nếu có được lốp xe trước thì khỏi có lốp sau, cứ đi khập khiễng cà thọt cà thọt suốt cả thế kỷ 20 và 21 này; rồi để lúc nào cũng nói đến hiện đại hóa – công nghiệp hóa, 5G đến 8G nào đó; nhưng trẻ em vùng cao thì chỉ mong cơm có thịt? Những tư duy về toàn cầu hóa, thương mại hóa tự do toàn cầu; nhưng lại không hề tính đến nền tảng của những bữa ăn có 1 xu của những người phụ nữ, những trẻ em, đang cúi mặt nhặt rác ngoài đường; và đâu đó, chỉ vì họ không có tên được đăng ký pháp lý, không có địa chỉ pháp lý, không có điện thoại hay internet; các dịch vụ hay những gì được gọi là tiện ích xã hội dành cho “Xã hội tốt” hay “Cộng đồng Văn Hóa”, hay vô số các thứ khẩu hiệu nào đó mà mỗi nơi vẽ ra một kiểu, chúng ta nói đến giáo dục nhân quyền nào? Phát triển bền vững nào? Hay cũng lại chỉ là “bánh vẽ” trong khi những người ở châu Phi đói nghèo thì phải quét lá để đun; những phụ nữ và trẻ em ở châu Á như Ấn độ hay Sri Lanca thì phải tự “bán” những gì của mình để chỉ mong sống qua ngày; và rồi chúng ta tự tưởng tượng rằng, nếu cứ phát cho mỗi người dân đó một chiếc điện thoại (thông minh), họ sẽ thay đổi đời sống của họ, và tiến lên toàn cầu?  Thú thật, tôi chỉ e ngại rằng, nếu nhìn đến thực tế của hơn 70 năm phát triển kinh tế công nghiệp hóa theo hướng toàn cầu hóa như hiện nay, câu hỏi của Zuboff về việc “chủ nghĩa tư bản đã hủy diệt gần hết các nguồn lực tự nhiên; thì liệu chủ nghĩa tư bản giám sát (qua internet và công nghệ) có hủy diệt nốt nhân tính con người hay không?”, nhất là với châu Á ở những nước như Ấn độ hay châu Phi như những nước ở Sub-Sahara hay kể cả ở Congo, nơi máu trẻ em được dùng để đi khai thác “coban’ để sản xuất điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử và vô số những gì mà chúng ta gọi là thông minh; chỉ thiếu mỗi nhân bản “vì con người”? Chương trình Let’s Girls Learn, cả thế giới đóng góp được vài trăm triệu đô la Mỹ; nhưng một quỹ đầu tư tư nhân cho lĩnh vực AI (trí tuệ nhân tạo) thì gom ngay được 50 tỷ đô la Mỹ, chúng ta đang nói đến những phát triển bền vững nào, khi chính con trẻ, chính giáo dục, là những đầu tư bền vững nhất thì thờ ơ và với số tiền đầu tư nhỏ; so với tất cả những gì mà các quỹ đầu tư tư nhân đang đầu tư vào đủ các loại hình khác, mà chỉ tập trung vào những gì là “kiếm tiền nhanh và nhiều”, bỏ mặc nền giáo dục công và trẻ em cho một thời đại mà biến tất cả thành ‘dữ liệu” cho  những tập đoàn lớn kinh doanh.
Tôi luôn ý thức, một cá nhân không có nhiều sức mạnh trong thế giới hơn 7 tỷ người này.  Nhưng tôi tin vào giáo dục, và giáo dục phải là giáo dục đúng, đó là vì con người, vì con người đúng nghĩa – có nghĩa là con người tự do theo đúng những gì là quyền con người tối thiểu được UN và toàn thế giới đồng thuận từ 1948 trong Tuyên bố Toàn cầu Về Quyền Con Người. 

Tiếc thay, chúng ta hình như đánh đổi những giá trị thật của con người lấy tăng trưởng, lấy phát triển kinh tế thiếu bền vững, và để lại những hệ lụy lâu dài cho con cháu, mà những mục tiêu của SDG 2030 là một minh chứng rõ cho việc, nếu không có những tư duy đúng, hành động có nhanh, có nỗ lực mấy, cũng sai là chính, và sai trong nhận thức rằng, chúng ta đang làm rất nhiều thứ vì tương lai con em chúng ta!

Việc những gì thế hệ này đang làm, mà không nhận thức rõ những sai lầm của họ; và để “chuyển giao” sang cho các thế hệ sau này, chúng ta nghĩ gì về bền vững; về trách nhiệm của thế hệ; của những sai lầm và tội ác cần phải chấm dứt; trước khi kêu gọi con cháu trong tương lai sẽ “sửa sai”?

Đôi điều chia xẻ, mong là hữu ích phần nào cho tư duy về giáo dục nhân quyền, bởi khi nghe được thông tin về việc Việt nam sẽ dạy về nhân quyền cho con trẻ từ 2020, tôi thực lòng mong muốn, con cháu tôi, những người Việt và con cháu của tất cả chúng ta trên thế giới này, và chính chúng ta, thực sự được sống, được đối xử là những con người đúng nghĩa; chứ không phải chỉ là “học” ở trường, nhưng bước ra khỏi nhà, có khi chúng không rõ, chúng là ai trong thời đại này.

Trân trọng,
 
 
Nguyễn Thị Lan Hương

Tài liệu tham chiếu:
  1. Thư gửi Liên Hợp Quốc/UN và các lãnh đạo; Quốc Hội Mỹ/Việt nam, về quyền con người trong nền kinh tế internet chia xẻ và dữ liệu con người; http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-con-nguoi-trong-the-gioi-internet-va-nen-kinh-te-chia-xe.html; https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/thu-ngo-gui-unesco-unicef-ve-khung-hoang-giao-duc-va-nhung-giai-phap-cach-mang-post200522.gd
  2. Thư gửi Hội Đồng Nhân Quyền – Liên Hợp Quốc về những nguy cơ xâm phạm nhân quyền trong trường đại học và bởi Bộ Quốc Phòng Mỹ, từ 2014-2019 (copy đính kèm);
  3. Thư gửi các lãnh đạo; các cơ quan có liên quan ở Mỹ, về những nguy cơ xâm phạm nhân quyền, hacking trí não con người, mà có thể gây ra những tội ác chống nhân loại, khi đó là những nghiên cứu ứng dụng công nghệ kéo dài hàng chục năm, và trên internet [http://www.newasiagloballearning.com/tin-tuc/thu-gui-nhung-ai-dang-lam-ve-cntt.html; ; http://www.newasiagloballearning.com/tin-tuc/fbi-education-technologies-data-collection-and-unsecured-systems-could-pose-risks-to-students.html; http://www.newasiagloballearning.com/tin-tuc/who-controls-the-fraud-banking-systems-in-the-usa.html]
  4. Cuốn sách viết về tội ác trong công nghệ, The Age of Surveillance Capitalism, A fight for human future at the new frontier of power; S. Zuboff, đặc biệt trong giáo dục ở chương “Hijacked: Division of Learning Societies”;
  5. UN- UNESCO’ Statistics, Dữ liệu lớn và những xâm phạm về nhân quyền trong thu thập dữ liệu, 2001 [trong danh mục tham chiếu của cuốn Predictive Analytics, the Power to Predict who will click, buy, lie and die];
  6. Dòng chảy thương mại quốc tế, dòng chảy tội ác; https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/tu-dong-chay-thuong-mai-toan-cau-den-nhung-toi-ac-toan-cau-post200601.gd
  7. Sự suy giảm về nhân quyền và dân chủ tại Mỹ; Brookings;
  8. Báo cáo về nhân quyền tại Trung quốc;
  9. Chạy đua giữa Công nghệ và Giáo dục (The race of Education and Technology); Internet đã thay đổi Dân chủ trong xã hội như thế nào? (Is the internet changing the way you think?)
; Internet không là câu trả lời; Cái chết của Khoảng cách, những gì internet và giao tiếp qua internet đã thay đổi chúng ta?  (Khi những kẻ cắp và tội ác trên internet lại không hề có ý thức về những hành vi ăn cắp và tội ác của họ: Những sai lầm của chính sách 5P)
Bài viết bạn có thể quan tâm
Tin tức nổi bật
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
​NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM
NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM – GÓC NHÌN CỦA “NGƯỜI TRONG CUỘC”
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chia sẻ nổi bật