Samsun Web Tasarim Polis malzemeleri Samsun ilaçlama Samsun çilingir farmasi üye ol Farmasi katalog Samsun atakum çilingir farmasi direktör Farmasi üye ol hacklink hacklink

Thư gửi Cục Trưởng Cục Sở hữu Trí Tuệ
Ngày đăng 06/06/2020, 19:41

Hà nội, ngày 17/3/2020

Kính gửi        Ông Cục Trưởng Cục Sở hữu Trí Tuệ
Đồng kính gửi           Ông Ngân Sơn, Ngọc Lâm và các Phòng Ban có Liên Quan

V/v:                Một số đề xuất về hợp tác hoạt động phát triển IPs trong hệ thống giáo dục đại học và ứng dụng trong đời sống kinh tế - xã hội

Sau khi học về nghiên cứu quốc tế hóa giáo dục đại học tại Mỹ, tôi nhận thấy cơ hội việc đưa IPRs vào giáo dục đại học và phổ thông các cấp ở Việt nam là một trong những cách thức giúp thay đổi kinh tế - xã hội Việt nam, mà bằng chính những thông tin và dữ liệu của NOIP sau khi được “viết” lại bằng ngôn ngữ Việt dễ hiểu, dễ phổ cập và hữu ích theo từng nhóm đối tượng IPs cho hệ thống mạng lưới đại học, dành cho sinh viên ĐH và khích lệ họ khai thác IPs như những phương thức phát triển năng lực nghiên cứu và đọc/học với những thông tin mới được cập nhật từ quốc tế, nhằm giúp phát triển tri thức nền tảng cũng như khai thác để giải quyết những thách thức hàng ngày.

Với NOIP/MOST và VNU-Hà nội, hiện tại, qua đọc chương trình khung về thạc sỹ quản trị sở hữu trí tuệ,  xin được gửi kèm theo đây một vài nhận định về chương trình để Quý Ông và Cục tham khảo.

Theo quan điểm của Cục Sáng Chế từ những năm 1985 tới nay, công việc phổ cập tri thức IPs cho đại học và lấy đó làm nền tảng xây dựng xã hội – kinh tế - con người tri thức đi cùng với thế giới vẫn cần được thực hiện mạnh mẽ hơn nữa, nhằm hướng đến tri thức phụng sự phát triển con người và xã hội, mà điều quan trọng là hướng đến con người có tri thức độc lập, biết sống bằng tri thức khoa học và giải quyết những vấn đề của bản thân; gia đình, cộng đồng địa phương và đất nước, dựa trên nền tảng của thực tiễn với khoa học và tri thức thế giới.

Sau khi có buổi trao đổi với đại diện của Khoa Quản lý – ĐHVNU-HN; Hội Sở Hữu Trí Tuệ, Bộ Khoa học-Công nghệ và cùng với những nghiên cứu hơn 5 năm về quốc tế hóa giáo dục đại học tại Mỹ, xin có một vài đề xuất sau đây với NOIP/MOST và VNU-HN, nhằm hướng đến việc chính thức hóa chương trình giảng dạy IPs trong hệ thống đại học Việt nam làm nền tảng chuyển đổi hệ thống đại học Việt nam sang đại học nghiên cứu ứng dụng.
  1. Xây dựng và phát triển chương trình giảng và nghiên cứu về IPs và ứng dụng tại đại học Việt nam, tiến tới việc xin phê duyệt của MOET cho chương trình phổ cập IPs; và hướng đến phổ cập trong hệ thống giáo dục phổ thông
  2. Đề xuất khai thác IPs với sinh viên đại học nhằm xây dựng và chuyển đổi đại học Việt nam sang đại học nghiên cứu ứng dụng, nhằm giải quyết các thách thức của kinh tế - xã hội – con người – văn hóa Việt nam.  IPs ở đây không chỉ bao gồm đối tượng sở hữu trí tuệ mà NOIP đang chịu trách nhiệm, sẽ bao gồm cả copyright (bản quyền tác giả) .  Việc tiếp cận giáo dục IPs tại đại học sẽ được nghiên cứu để chuyển đổi phương pháp giáo dục tại đại học, đơn ngành và đa ngành, và dựa trên sức mạnh của internet và công nghệ giáo dục hiện tại.  Các nguồn dữ liệu của IPs, tại Việt nam và thế giới (WIPO) cần được đánh giá và đưa vào đại học để phục vụ sinh viên khai thác làm các đề tài nghiên cứu ứng dụng cho những đề tài mà họ thấy yêu thích và họ muốn giải quyết trong đời sống hàng ngày.  Điều này cần có sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ của NOIP, nơi hiểu rõ nhất về IPs và những đại diện IP, của MOST, đặc biệt là NATEC và Bộ Công Thương, nhằm khai thác hiệu quả IPs, thương mại/thị trường, để thúc đẩy sản xuất – kinh doanh – R&D một cách bền vững cho đa số những người lao động mà có thể không có nhiều cơ hội hiểu về IPs.
Lấy ví dụ về xây dựng thương hiệu Việt; hay chỉ dẫn xuất xứ hàng hóa.  Việc đăng  ký bảo hộ chỉ là bước ban đầu đơn giản nhất, nhưng để từ những bảo hộ đó đến được các thị trường trong nước/quốc tế và duy trì, phát triển được thương hiệu, chất lượng thương hiệu, và tạo ra uy tín bền vững cho các sản phẩm/dịch vụ “Made in Vietnam” đòi hỏi từ những học sinh sinh viên các cấp; công chúng, các cơ quan ban ngành phải thực hiện nghiêm túc và hợp tác chặt chẽ, nhằm đảm bảo, chúng ta không chỉ tự mình khen mình (tự cấp bảo hộ cho chỉ dẫn xuất xứ hay nhãn hiệu), mà có một hệ thống xây dựng và phát triển bền vững cho những sản phẩm/dịch vụ mang ra phục vụ thị trường, kể cả là trong nước hay nước ngoài.
 
R&D trong đại học sẽ là gì? R&D phục vụ được ai? Với những dữ liệu được cập nhật đầy đủ về các đối tượng IPs, nhất là trong sáng chế - giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp, Việt nam sẽ có định hướng như thế nào? Hoặc là copy và “đi theo” trào lưu của thế giới, hay phát triển những gì của Việt nam? Và nếu muốn phát triển R&D từ trong đại học, các tập đoàn,  chính phủ và các tổ chức khác - nơi khai thác R&D, cần làm gì để hỗ trợ?
 
NOIP sẽ không chỉ thuần túy là cơ quan đăng ký IPs và chỉ định ra nước ngoài.  NOIP/MOST cần hướng đến chủ động mang những dữ liệu/thông tin, bằng ngôn ngữ “phổ cập” đến với đại học Việt nam để xây dựng nền tảng tri thức quốc tế ngay trong đại học; dựa vào hệ thống sinh viên trên cả nước cùng với các GS/nhà nghiên cứu và tổ chức địa phương tìm kiếm và phát triển nghiên cứu cho những vấn đề của địa phương.  Vai trò của GS, người hướng dẫn nghiên cứu và quản lý địa phương để giúp đỡ nhân dân phát triển tri thức và kinh tế bền vững là một cách để phát triển nghiên cứu – giảng dạy theo hướng ứng dụng cao vào giải quyết những thách thức thực tế.
 
  1. IPs/NOIP và NATEC để thúc đẩy phát triển sản phẩm/dịch vụ xuất khẩu với Vietnam Global Brands : khi thực hiện bảo hộ nhãn hiệu hay xuất xứ hàng hóa Việt, điều gì sẽ mang những gì là của Việt nam ra nước ngoài? Nếu IPs/NOIP chỉ là nơi đăng ký bảo hộ, việc phát triển và bảo hộ thương hiệu ở thị trường nước ngoài sẽ nên như thế nào? NATEC và Bộ Khoa học – Công nghệ cùng với các bộ ngành khác sẽ làm gì để giúp cho NOIP và các doanh nghiệp phát triển? Nhất là trong đảm bảo chất lượng bền vững cho những gì mang tên dưới xuất xứ hàng hóa Việt nam; như chỉ dẫn địa lý Việt? Bên cạnh việc hợp tác và cùng khai thác với những thương hiệu toàn cầu/nước ngoài?  NHững hiểu biết về FTA, song phương và đa phương, cùng các bảo hộ IPs và thương mại hóa, tại sao phải chờ đến chương trình thạc sỹ quản trị IPs mới chia xẻ cho sinh viên đại học và công chúng? Tại sao không phổ biến tất cả những thông tin này dưới cách nào dễ hiểu nhất; dễ ứng dụng nhất cho tất cả; và sử dụng internet và những ứng dụng nền tảng khai thác và phát triển sản phẩm/dịch vụ?  Những tập đoàn hàng đầu tại Việt nam đóng vai trò như thế nào trong việc khai thác IPs và thương mại hóa, tại Việt nam và thế giới, nhằm thúc đẩy sản phẩm/dịch vụ và chất lượng Việt? Ai sẽ đứng ra kết nối tất cả những điểm mạnh của Việt nam để phát triển tri thức trong từng sản phẩm/dịch vụ “Made in Việt nam”?
 
Những điều trên đây hoàn toàn có thể triển khai từng bước cùng với VNU-HN/MOET và dựa vào đào tạo sinh viên về IPs và những ứng dụng/khai thác, bên cạnh những chương trình mà NATEC đã và đang thực hiện, như khởi nghiệp trong sinh viên; sáng tạo trong hệ thống giáo dục đại học và các cấp giáo dục; nhằm phổ cập hóa tri thức và khoa học tới cộng đồng, hướng tới xã hội/cộng đồng sáng tạo bền vững và vì lợi ích của đa số nhân dân.
 
Các bước có thể triển khai :
 
# Giảng dạy và nghiên cứu về IPs trong đại học và ứng dụng của sinh viên;
# Phát triển các TT R&D của sinh viên ĐH nhằm giải quyết các vấn đề của địa phương/cộng đồng
#Phát triển các TT Sáng tạo (Vườn Ươm) cho Ý Tưởng và Kinh doanh
# Thương mại hóa với thị trường trong nước hoặc nước ngoài
# Đánh giá hoạt động IPs – R&D và Vườn Ươm Sáng tạo để làm nền tảng thay đổi phương pháp giáo dục tại đại học/phổ thông các cấp tại Việt nam
 
Riêng với 2 đối tượng: Nhãn hiệu/thương hiệu và chỉ dẫn địa lý/xuất xứ hàng hóa, nhằm thúc đẩy phát triển hàng hóa/dịch vụ Việt nam ra nước ngoài, tôi mong được hợp tác chặt chẽ với Phòng Nhãn hiệu và Phòng Chỉ dẫn địa lý và NATEC, để nghiên cứu chi tiết cách thức nào thương hiệu và chỉ dẫn địa lý Việt nam có thể tăng giá trị thương mại trong sản xuất, khai thác và kinh doanh, dù là tại Việt nam hay thị trường thế giới. 
 
Với đối tượng sáng chế/giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp, những đối tượng IPs mà Việt nam về cơ bản vẫn chưa phải là thế mạnh, việc sử dụng những thông tin của NOIP/WIPO cần tập trung vào định hướng phát triển của kinh tế - xã hội Việt nam.  Điều này đòi hỏi không chỉ là NOIP/MOST và MOET, mà là định hướng phát triển khoa học công nghệ của Việt nam sẽ muốn phát triển lĩnh vực nào để tạo dựng vị thế của mình trên thế giới?  Đây là câu hỏi cho tất cả những người Việt, không chỉ NOIP/MOST và MOET có thể đề xướng; và cũng cần tỉnh táo để nhận định, giá trị thật của Việt nam có thể cộng thêm vào tri thức và khoa học cho thế giới là gì? Dựa vào nền giáo dục như thế nào để tạo dựng những con người có tri thức và đam mê sáng tạo?
 
Những công việc cụ thể tôi có thể hợp tác cùng thực hiện với NOIP/MOST và VNU-HN/MOET:
  1. Tham gia xây dựng và phát triển chương trình IPs tại đại học ở các cấp;
  2. Xây dựng trung tâm nghiên cứu R&D, tại đại học và các tập đoàn, các tổ chức nghiên cứu của chính phủ, tập trung vào phát triển thương hiệu và chỉ dẫn xuất xứ hàng hóa/chỉ dẫn địa lý cho các thương hiệu hàng/dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài/thị trường trong nước;
  3. Đại diện cho các tổ chức/cá nhân phát triển thị trường, với mục tiêu tăng cường giá trị thương mại của IPs trong hàng hóa/dịch vụ;
Rất mong có được cơ hội hợp tác với Cục SHTT/MOST và VNU-HN, để có thể từng bước hiện thực hóa những hoạt động trên.

Trân trọng,

Nguyễn Thị Lan Hương,
NEWASIA GLOBAL LEARNING
Bài viết bạn có thể quan tâm
Tin tức nổi bật
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
​NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM
NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM – GÓC NHÌN CỦA “NGƯỜI TRONG CUỘC”
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chia sẻ nổi bật