Samsun Web Tasarim Polis malzemeleri Samsun ilaçlama Samsun çilingir farmasi üye ol Farmasi katalog Samsun atakum çilingir farmasi direktör Farmasi üye ol hacklink hacklink

Khi sinh viên quốc tế cần đến một bàn tay giúp đỡ
Ngày đăng 06/06/2020, 19:43

Khi sinh viên quốc tế cần đến một bàn tay giúp đỡ

Nguyễn Thị Lan Hương
NEWASIA GLOBAL LEARNING

Báo Giáo dục Việt nam đưa bài viết về khuyến cáo sinh viên nước ngoài nên rời Úc về nước khi không tự lo được vấn đề tài chính [1], trong thời kỳ khá nhạy cảm như hiện tại: cả thế giới đối mặt với khủng hoảng kinh tế và “đại dịch”. 

Xin không được đưa ra ý kiến về việc nên về hay nên ở lại, nhưng tôi muốn đề cập đến khía cạnh những gì là cần làm khi chúng ta có những bạn bè, những đối tác hay những con người cần đến một sự giúp đỡ.

Là một sinh viên đã từng du lịch, sống và làm việc ở nhiều nước, châu Á, Úc và Mỹ trong hơn 20 năm qua, tôi đã từng đối mặt với nhiều tình huống, nhiều hoàn cảnh mà tôi luôn nhớ suốt đời, dù đó chỉ là một tuýt thuốc giúp cho tỉnh lại sau những chuyến xe buýt đường dài bên Myanmar bởi những người phụ nữ không hề quen biết;  hay những bạn bè Hispanic mà gia đình tôi luôn biết ơn ở Texas, khi họ tặng cho chúng tôi thực phẩm để sống mà học, trong khi chính con cháu họ không có điều kiện đi học đại học; và vô số tình cảnh, mà dẫu Istabul bị giới nghiêm, thì chúng tôi vẫn có những giây phút bình yên trong thành phố và được những bạn bè quốc tế dẫn đi tham quan tận tình, chúng tôi vẫn trao đổi về giáo dục, về tương lai của những thế hệ tiếp theo.

Khi chúng ta coi những con người xung quanh chúng ta đều là bạn bè, đều có cùng mối quan tâm, vui có, buồn có, dẫu mỗi người có một hoàn cảnh cá nhân hay những điều kiện sống và học tập và vị trí khác nhau, liệu chúng ta có nói với bạn bè “Hãy về nhà bạn đi, chúng tôi không thể chứa bạn trong lúc khó khăn này?” 

Ngày hôm qua, 04/04/2020, đài truyền hình Việt nam phát chương trình về thời kỳ giải phóng phát xít ở châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ 2 và những hy sinh của nhiều dân tộc, trong đó có người Liên Xô (cũ), đã hy sinh hàng triệu người con của mình, vì chính nghĩa và vì bảo vệ tự do cho nhân dân của họ và thế giới.

Vậy, nếu nhìn đến lịch sử của những thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử hiện đại, chúng ta đã từng vượt lên “lợi ích dân tộc” mà vì lợi ích chung của thế giới; thì trong thế kỷ 21 này, vấn nạn “dịch” có giúp cả thế giới nhìn lại những gì chúng ta đã từng có? Đã từng là bạn bè để giúp nhau vượt qua khó khăn?

Sinh viên quốc tế cũng là những con người, cũng là con em của gia đình thế giới chúng ta, cũng là thành viên của cộng đồng địa phương nơi họ sống và học tập.  Khi có khủng hoảng xảy ra, tại sao chúng ta chỉ mong họ về lại đất nước khi họ không còn đủ tiền; mà không nghĩ tới liệu chính quyền và người dân địa phương có những phương thức nào giúp đỡ họ?

Tôi tin vào con người; tôi tin vào những chia xẻ trong những lúc khó khăn là lúc tình bạn bè có thể phát triển vững bền nhất. 

Sinh viên quốc tế đã và luôn là một phần của giáo dục ở hầu hết các quốc gia phát triển; và đang phát triển, ví dụ như ở Mỹ, 1 triệu sinh viên quốc tế đóng góp hàng năm hơn 39 tỷ đô la Mỹ và tạo công việc cho gần 400.000 lao động chính thức.  Nước Mỹ và các quốc gia là điểm đến của sinh viên quốc tế sẽ không thể đơn giản là quay lưng lại với những người sinh viên và bạn bè đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào kinh tế và quan hệ giao lưu giữa các quốc gia khi có khó khăn như thời kỳ hiện nay.  Ngay ở Mỹ (xin nói Mỹ là ví dụ điển hình vì tôi và gia đình có trải nghiệm học tập lâu nhất ở đấy), sinh viên quốc tế và sinh viên Việt nam có Hiệp Hội các Sinh Viên và Giáo dục Quốc tế, Hội Liên Minh Sinh Viên và Văn Hóa, Hội Sinh Viên Thanh Niên và Giáo sư Việt nam; cùng vô số các tổ chức của Liên Bang và Bang sẵn sàng giúp đỡ thực phẩm, chỗ ở hay những vật dụng cá nhân để có thể sống và học và chờ đợi khủng hoảng “dịch” đi qua.  Tôi ở Texas, và tôi biết có rất nhiều các tổ chức nhà thờ (tổ chức tôn giáo), tổ chức tình nguyện và tổ chức quyên góp giúp đỡ mọi người những lúc khó khăn, thì việc trong thời kỳ đại dịch hiện nay, hoặc cấm đi lại nghiêm ngặt hoặc khuyến cáo sinh viên quốc tế trở về quốc gia của họ khi không còn khả năng tài chính, nên được xem xét dưới khía cạnh, chúng ta muốn được đối xử như thế nào nếu chúng ta và con cháu chúng ta là sinh viên quốc tế ở trong hoàn cảnh đó?

Sinh viên quốc tế ở lại hay về cũng chỉ là một khía cạnh cần xem xét.  Khi họ đến quốc gia nào để sống và học, họ đóng góp trực tiếp bằng tiền và lao động của họ cho quốc gia và địa phương.  Tại sao chúng ta không coi trọng những người đã mang tiền và tri thức, văn hóa và sống cùng cộng đồng của chúng ta, để giúp họ hội nhập vào địa phương, vào những vui buồn hay khủng hoảng mà chúng ta đang đối mặt? Tại sao chúng ta không kêu gọi họ, hãy cùng chúng tôi chấm dứt đại dịch, hãy cùng chúng tôi giải quyết các vấn đề của địa phương, vì đơn giản, chúng tôi luôn coi bạn là người địa phương.

Tôi hay đùa với bạn bè tôi ở Sài gòn, cả với các bạn bè quốc tế rằng, dù bạn là ai, dù bạn thế nào, nếu đến sống ở Sài gòn, dân Sài gòn chúng tôi sẽ quan tâm để bạn không bao giờ thấy cô đơn ở đó.  “Saigon Care, no matter who you are” liệu có thể trở thành một tâm niệm cho tất cả các địa phương và chính quyền của bất kỳ nơi đâu, khi nhìn nhận vấn đề về con người mà không phân biệt, họ là dân địa phương, họ là sinh viên địa phương hay họ là sinh viên quốc tế?

Thế nên, xin có lời cầu nguyện cho tất cả, “WE CARE, NO MATTER WHO YOU ARE”, chúng ta sẽ quan tâm đến tất cả mọi người, mà không phân biệt họ là ai, họ nên về nước họ khi có đại dịch, có khủng hoảng hay có bất kỳ vấn đề gì.

Tài liệu tham khảo:
  1. https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/dai-su-quan-viet-nam-tai-uc-lam-ro-thong-tin-khuyen-cao-du-hoc-sinh-ve-nuoc-post208355.gd
  2. 2014 NAFSA: Association of International Educators, Bridging the Gap Recruitment and Retention to Improve International Student
Bài viết bạn có thể quan tâm
Tin tức nổi bật
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
​NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM
NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM – GÓC NHÌN CỦA “NGƯỜI TRONG CUỘC”
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chia sẻ nổi bật