Samsun Web Tasarim Polis malzemeleri Samsun ilaçlama Samsun çilingir farmasi üye ol Farmasi katalog Samsun atakum çilingir farmasi direktör Farmasi üye ol hacklink hacklink

Của cho không bằng cách cho
Ngày đăng 06/06/2020, 19:20

Của cho không bằng cách cho
Tư duy của người Việt, không phải tư duy làm giàu bằng mọi cách?

Đất Việt

Nhân đọc được câu ca dao của người Việt, mà bà ngoại tôi dạy từ thuở những năm 1980, thành một nếp trong gia đình về “LỄ”.  Xin có chút lời bình chia xẻ sau hơn 30 năm lê la khắp chốn cùng thôn, ở Việt nam và nước ngoài!

Những năm đói kém của Hà nội, thời 1980, nghèo đói không làm gia đình chúng tôi phải mất đi lễ nghĩa.  Bà tôi vẫn dạy, “lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Của cho không bằng cách cho” để nói đến ý nghĩa của tấm lòng trao tặng cho nhau giữa những con người trọng nhau về tình cảm.  Nhưng năm tháng qua đi, khi người ta có nhiều tiền của hơn, xã hội được “Âu hóa” hơn, câu chuyện tặng lì-xì con trẻ đầu năm Tết, mà nó bóc ra ngay và kêu ầm lên ‘Sao mừng con ít thế này thôi?” là cả một bài toán cho văn hóa và giáo dục Việt nam trong thời kỳ sau đổi mới, khi những gì là giá trị vô hình có thể cần được đo – đong – đếm bằng tiền và hiện vật, có giá trị tương xứng!

Khi lớn lên đi làm và giao tiếp với bạn bè năm châu bốn biển, tôi nhận ra, văn hóa giữa con người với con người, giá trị thật vẫn ở “thật lòng”, chân thành, chứ không hẳn chỉ vì tiền và giá trị của nó.  Những năm tháng làm việc ở tập đoàn lớn nhỏ, tôi nghĩ những gì được lưu giữ lại là những món quà nhỏ, nhưng có ý nghĩa rất sâu sắc.  Một cuốn sách nhỏ của Mick Van Ettiger, Giám đốc Marketing nổi tiếng một thời của Unilever, viết tặng tôi nhân dịp năm mới và để cảm ơn những tháng ngày tôi cống hiến cho những dự án của bạn ấy tại Việt nam; những bức thư viết ngắn của những bạn bè nhắc đến những kỷ niệm dù đau lòng hay vui mến một thời, với dòng chữ, “Bạn suốt đời”, làm tôi cảm động mỗi khi lần giở ra đọc lại, dẫu cho bạn bè thuở nào đâu còn biết có khi nào gặp lại…

Những gì gắn với tấm lòng con người vẫn có ý nghĩa rất sâu đậm, nhất là với những con người coi trọng sự tử tế của con người.

Tuy nhiên, tiếc thay, như Nguyễn Hiến Lê, như vô số nhà văn hóa và giáo dục của Việt nam nhận xét, chúng ta dường như đánh mất đi “hồn” giá trị con người Việt, trong khi nước ngoài họ ‘đọc”, “học” và làm giàu trên những giá trị mà chúng ta không biết trân quý.  Họ có thể khai thác những điều đẹp đẽ, tử tế của người Việt để kinh doanh toàn cầu, bằng những gì mà chính chúng ta làm nên qua bao thế kỷ, ví như, đi dọc các bang của Mỹ, các món ăn truyền thống của Việt nam giờ này đều được kinh doanh bởi những bạn hoàn toàn không phải Việt nam; hay tương tự như những đồ lương thực thực phẩm của chúng ta xuất ra nước ngoài, những giá trị mang tên tuổi của vùng miền Việt nam, những đồ đặc sản Việt nam được mang “mác dởm” Việt nam, nhưng do nhà sản xuất của nước khác, trong khi những đồ hàng “thật” của Việt nam, muốn vào thị trường nước ngoài, phải đi qua 2 – 3 hãng xuất nhập nào đó khác nhau, ở những nước khác nhau.  Đọc những tin về việc, nguy cơ các nước vào Việt nam đầu tư lấy giấy phép, “né” tạm thuế Mỹ đánh…tôi lại cười như mếu, bởi nó đâu là nguy cơ nữa, nếu ai đó đi chợ bên Mỹ!  

Sau hơn 30 năm mở cửa với đầu tư nước ngoài, liệu có đủ thời gian để biết được, ai là ai trong thế giới này, ai sống ra sao với người dân đất Việt này, hay họ cũng chỉ là nhà kinh doanh, kiếm lời xong rồi đi chỗ khác, còn chúng ta vẫn nặng lòng với tư duy cũ “trước sau”, “tình nghĩa”, và bằng mọi giá để thu hút đầu tư nước ngoài?

Với cá nhân tôi, hơn 40 năm cuộc đời mình, tôi nhận ra, những dạy dỗ của chúng ta, dân tộc này vẫn là “rất lành”! Chúng ta lành quá, nên thực ra, trong giáo dục con người, chúng ta không chú trọng đến tính cạnh tranh, đến tính chiến đấu để “phải thắng”…Liệu tôi có nói quá cho người Việt, từ những gì trải nghiệm của mình?

Chúng ta chú trọng đến ý nghĩa quan hệ, ‘lễ”, đến trọng tình cảm trước sau, mà quên đi sự thật của cuộc sống: Khôn Sống, Mống Chết, hay giả như Không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là mãi mãi…thì bảo làm sao người Việt và dân Việt giàu lên được?

Nếu chúng ta để ý đến thực tiễn cuộc sống, hàng nào cũng là hàng cả, miễn là cạnh tranh về giá, về chất lượng, và với thị trường khủng hoảng toàn cầu như hiện nay, giá là quan trọng, đâu có ai mấy quan tâm đến ‘của cho” hay “cách cho”, miễn là được cho?

Từ đó, nảy sinh ra khoảng cách về nhận thức, sự thỏa hiệp về thị trường lớn, kinh doanh lớn, bài học cho Châu Âu và Mỹ trong việc Trung quốc bán phá giá sắt thép giá rẻ gây khủng hoảng thị trường toàn cầu…Tương tự như vậy với các thỏa thuận thương mại quốc tế, bất chấp những hiệp định hay quy tắc quốc tế, hầu hết người ta quan tâm đến “lợi ích”, mà bỏ qua những giá trị nằm sau giá rẻ, bởi ai cũng muốn mua giá rẻ, thì phải chấp nhận cho ăn cắp tri thức, phải bị cưỡng bức chuyển giao công nghệ, phải chịu bị “hack” dữ liệu và đổi lại, có được thị trường để mua và bán giá rẻ…

Tư duy của tôi có lẽ là tư duy vẫn ‘cổ điển”, coi trọng giá trị chất lượng, giá trị con người, và trên hết, đó là tư duy của chúng ta cùng sống, cùng thắng, chứ không phải tư duy của một người thắng “xơi” hết cả thị trường, như rất nhiều người kinh doanh hiện nay đang theo đuổi.  Sự cân bằng về giá rẻ là điều nguy hiểm, bởi ẩn đằng sau đó, người lao động có lương giá rẻ, mức sống lại không rẻ, nhu cầu thiết yếu nhất cho một con người và gia đình là học tập và sức khỏe đều là những dịch vụ “giá cao”, vậy, chúng ta đang trả giá “cho”, ‘cách cho” cho người dân như thế nào?

Một nguy cơ tiềm ẩn mà xin nói rõ ở đây là tại sao kể cả cho không (dịch vụ miễn phí), Ấn độ và một số nước châu Phi đã không chấp nhận hợp tác với gói dịch vụ của Facebook, đi kèm hỗ trợ internet dành cho gia đình?  Hơn 20 năm miễn phí Gmail, 14 năm miễn phí Facebook, và để vào một ngày đẹp trời, chủ tịch Facebook mang dữ liệu người sử dụng, được miễn phí, đi đánh đổi với Chủ tịch Trung quốc.

Chuyện của cho, cách cho, và lễ, nghĩa, hay dịch vụ kinh doanh ẩn sau những “cho”, thời đại này, có lẽ cần suy nghĩ chán.  

Chúng ta hình như lành quá, hay tôi, như bạn tôi thường nói, “ngố”, nên cứ mãi ngớ ngẩn.  Hãy nhìn các bạn xung quanh kinh doanh từ “cho” miễn phí để học bài!
Bài viết bạn có thể quan tâm
Tin tức nổi bật
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
​NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM
NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM – GÓC NHÌN CỦA “NGƯỜI TRONG CUỘC”
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chia sẻ nổi bật