Samsun Web Tasarim Polis malzemeleri Samsun ilaçlama Samsun çilingir farmasi üye ol Farmasi katalog Samsun atakum çilingir farmasi direktör Farmasi üye ol hacklink hacklink

Cấu trúc sinh viên – đại học và một xã hội dân chủ
Ngày đăng 06/06/2020, 20:33

Cấu trúc sinh viên – đại học và một xã hội dân chủ

Nguyễn Thị Lan Hương
NEWASIA GLOBAL LEARNING

Những cuộc đối thoại trong im lặng, về một thế giới nào cho tương lai của giáo dục?

Nếu những gì được viết ra để có thể làm tư liệu cho suy nghĩ về giáo dục dành cho tương lai, hãy thử ngẫm lại những gì đã và đang được “đối thoại trong im lặng”?
  1. Những đứa trẻ được copy và paste trí thức của 30 năm hoặc hơn từ khi chúng còn rất nhỏ, câu hỏi là để làm gì?
  2. Những máy học, máy học sâu, hay những hệ thống máy tính có nhận thức được cấu trúc làm việc với con người và trí não người, nhằm đảm bảo có khả năng hiểu và tư duy như một con người, câu hỏi là để phục vụ cho điều gì? Cho lợi ích của ai? Và trong bối cảnh đó, dù có nhận thức hay có được tư duy như một con người, sự khác biệt giữa máy và người là gì? Tại sao chúng ta lại cần giáo dục thế hệ trẻ theo mô hình của máy? Mà lại là máy học từ copy và paste tri thức của con người và nhân loại?
  3. Trong thời đại của tương lai mà giữa con người và máy học, giữa tự động và tri thức con người đều được có sẵn trên internet, giáo dục là gì? Giáo dục con người khác với giáo dục cho hệ thống robot và tự động là gì? Nhất là khi chúng ta lại đang nỗ lực bằng mọi cách để ‘số hóa” tri thức và trí não con người? Với mục tiêu không khác gì hơn là biến trí não con người thành một “máy”…và tự động hóa tất cả, kể cả con người?
  4. Ở đâu cũng nói đến “hệ thống” hóa giáo dục.  Nhưng câu hỏi với tất cả chúng ta, nếu nhìn lại thời đại công nghiệp hóa mà còn rất nhiều quốc gia trên thế giới chưa “công nghiệp hóa”, mà đặc trưng dễ nhận thấy nhất là hơn một nửa thế giới nhân dân vẫn đang sống với đói nghèo, những nguy hiểm của phát triển không bền vững vẫn đang là hiện hữu, chúng ta nói đến “hệ thống hóa” giáo dục như thế nào, dưới góc độ nào, để đảm bảo sự bền vững cho những quốc gia và nhân dân đói nghèo nhất, chứ không chỉ thuần túy là “hệ thống” nhưng dành cho lợi ích của thiểu số?   Việc công nghệ mà giờ này ai cũng nói đến, internet vạn vật, internet để giúp “thoát” nghèo, thoát giáo dục chất lượng kém, liệu có là “cơ hội” thật sự cho tất cả? Hay đó lại là sự lặp lại của lịch sử, của thời đại công nghiệp? Nhất là khi những sự thật và tri thức nhân loại vẫn đang được nắm giữ bởi thiểu số rất ít, và hầu hết các tập đoàn công nghệ này có sức mạnh lớn hơn cả sức mạnh quốc gia và quốc tế?
  5. Khi tri thức được “thương mại hóa” và được “internet” hóa, dưới danh nghĩa, “Giáo dục cho tất cả”, điều gì để đo lường và đảm bảo sự công bằng cho tất cả? Hay được mua bán và giao dịch dưới khía cạnh, “Chúng tôi sẽ cho bạn biết sự thật nào mà chúng tôi muốn bạn biết”?  Nền tảng giáo dục tốt có nhất định tạo dựng trên internet và bằng công nghệ? Những gì liên quan đến nhân cách, phẩm chất và đạo đức con người, được giáo dục trong thời đại internet này thế nào? Khi “hacking trí não” con người; lạm dụng trí thức và nhân cách con người; để tạo dựng nên một nền kinh tế “chắc chắn” mà S. Zuboff nói về mặt trái của sự hủy diệt nhân tính của con người trong thời đại mới: kinh tế tư bản giám sát để thay đổi tư duy và hành xử, tạo nên những xu hướng mới về kinh tế mà hoàn toàn không phục vụ cho nhân dân đa số; chỉ nhằm kiếm lời cho dăm chỗ tập đoàn và chính phủ bất lương? [Từ bất lương này là của R. Thaler, bởi có những kẻ “điên” nhảy múa, tạo dựng nên những gì là đau khổ và thiệt hại lớn cho nhân dân, mà dựa trên sự lạm dụng kết quả của những nghiên cứu khoa học?
 
Những câu hỏi trên, cũng như những gì nghĩ đến giáo dục, nhất là mô hình giáo dục online hay thậm chí hybrid; nhưng chất lượng lại phụ thuộc vào việc algorithms quyết định con người tư duy thế nào; đọc gì; thậm chí nó quyết định xem con người có được là con người hay là một “máy”?  Điều này, liên quan đến giáo dục từ cấp 1 đến tất cả các cấp khác; bởi hóa ra, với thị trường giáo dục toàn cầu qua internet với hàng chục tỷ hay hàng trăm tỷ đô la, người ta không dừng được trước những lợi nhuận, mà bản chất là “sản xuất ra những con người có giáo dục, nhưng “chất lượng kém”, chưa nói đến các khía cạnh về tư cách và đạo đức con người.
 
Mỗi con người đều có quyền lựa chọn cho mình điều gì cần học, điều gì cần làm; nhưng đòi hỏi những thông tin và dựa trên nền tảng có giá trị bền vững; bởi nếu không thế, sự lựa chọn dựa trên những thông tin “giả”, “ảo”, hay thông tin “do algorithms” quyết định sự thật nằm ở đâu, chúng ta nhìn đến giáo dục con người như thế nào?
 
Lên án về hành vi giáo dục chất lượng kém, phản đối những chương trình học kém chất lượng hoặc những gì là không phù hợp với giáo dục con người với ý nghĩa con người là một tổng thể hài hòa và không thể giống với một hệ thống “máy học”, có lẽ là điều cần làm để đảm bảo rằng, không thể nhân danh vì giáo dục, chúng ta đang biến tất cả trẻ em và người học thành chương trình “tự động” dành cho giáo dục!
 
Những con trẻ, chúng còn quá nhỏ để hiểu chúng là người học hay chúng là “nạn nhân” của những gì mà ai đó, nhân danh vì lợi ích đẹp đẽ của chúng, để biến những con người thành những hệ thống được “tự động” hóa. 
 
Hãy lên tiếng để bảo vệ con trẻ, bảo vệ tương lai giáo dục con người đúng nghĩa.   
 
Khi chúng ta đánh mất đi nhân tính trong con người và giáo dục, chúng ta đang đánh mất đi mọi điều tốt đẹp và tử tế cho tương lai. 
 
Không có gì tốt đẹp khi dựa trên nền tảng giáo dục mà đi ngược lại với nhân bản.  Con Người phải là Con Người trước hết, chứ không thể và không khi nào, chúng ta lại mong con cháu chúng ta trở thành “robot” với mọi thứ đều xuất sắc, chỉ thiếu mỗi “tính Người” trong đó.
20191113  Tính nhân và phi nhân của con người, trong giáo dục và trong xã hội hiện đại

https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/tinh_phi_nhan_hien_dai.html

Những “trò chơi” trên trí não con trẻ, phụ nữ, con người có là “tính nhân” của những ai mang danh vì giáo dục và vì tương lai?

Những tra tấn con người, từ khi sinh ra đến khi mất đi, thậm chí sau khi chết, cũng hình như không được coi đó là “phi nhân tính” trong thế giới và xã hội.

Bà tôi, sau khi chết, vẫn có người đi xem những thầy bà mê tín nào đó, thuê người về đóng đinh lên tất cả những gì là mồ mả, trong gia đình…với niềm tin rằng để cho thế hệ trẻ sẽ tốt đẹp hơn; gia đình sẽ yên lành hơn.  Tất cả những ai là con người bình thường, trong gia đình tôi hay trong xã hội, ai cũng đều hiểu một nguyên lý cơ bản, không có cha mẹ nào muốn làm “hại” con cháu của mình lúc còn sống; nói chi đến lúc chết.  Nhưng thế mà chính con mình (ở chuyện gia đình tôi là vợ một người cậu!, may thay…và lại là giáo viên!) lại là người làm điều này, nhân danh vì con cháu dòng họ và vì tương lai của con cháu họ.  Cô này làm, không xin ý kiến gì họ hàng, tự làm và để đến khi ông ngoại tôi nói rõ, “mày hãy hiểu là, nếu chúng tao có chết, cũng chết đẹp đẽ và để cho con cháu được sống đời tử tế.  Thế nên, mày có đóng định thế, nữa và như thế nào, tất cả những ai đã sống tử tế, chết cũng tử tế và cũng chỉ nghĩ về những gì tốt đẹp cho con cháu mà thôi.  Làm những điều phi nhân, phi nghĩa, mà không biết nghĩ đến đạo lý làm người, mà lại là giáo viên, thật hổ thẹn cho gia đình”  Nhưng ông tôi, gia đình tôi tin vào giá trị nhân nghĩa, nên không quan tâm đến việc đó. Chỉ có điều, không có gì nhân nghĩa theo nghĩa tốt đẹp cho chính gia đình những người đã đóng đinh lên mồ mả bà tôi; cũng chả có gì tốt đẹp cho con cháu họ, dù chính họ cũng được hưởng đôi phần lợi lộc từ việc con họ đi học đi làm nước ngoài; nhưng đó đâu là cuộc đời để nhìn khi chính đứa trẻ từ nhỏ nhìn thấy cha mẹ chúng cư xử với ông bà như vậy?

Những đứa trẻ, từ nhỏ đã chứng kiến những cảnh đau lòng, mà lại mong có được những tri thức hay những trí tuệ vượt trội, không rõ để làm gì? Những vết xước trong tâm hồn ngây thơ, trong trí não chúng, trong những trò tra tấn từ nhỏ đến lớn, chỉ để nhằm “hài lòng” những ai đó tự cho mình là người lớn và lạm dụng mỹ từ “vì tương lai con trẻ”, hành xử bất lương và phi nhân tính.

Mong đợi giải quyết những việc của tương lai, hy vọng vào những gì của thời tương lai, nhưng bằng những gì phạm tội ác của hiện tại, mà những điều này được gọi tên “ác quỷ”, chúng ta nhìn đến những điều gì của thời tương lai và ác quỷ dựa trên chính những điều mà ai đó luôn tin là vì con trẻ để hành xử?

Muốn xây dựng những thế hệ tốt đẹp, bằng những biện pháp tra tấn tinh thần và hacking trí não, bằng những băng từ tua suốt đêm ngày, với mục đích chiếm đoạt những gì không phải của mình, mà cũng lại tự tin nói rằng, đó là tri thức nhân loại, thì nay, dù ở trí não của ai cũng là của nhân loại, thì thử hỏi, con người trở thành gì khi toàn bộ mọi thứ nhân tính và quyền con người được trở thành “nhân loại”? 

Nhân danh vì thế giới, vì tương lai con trẻ, nhưng tội ác ngày càng đê tiện và đi tới những đỉnh cao bởi những công nghệ ứng dụng ngày càng nhiều; mà chỉ để nhằm hướng tới, thu thập được dữ liệu ngày càng nhiều, buôn bán ngày càng đắt, dựa trên đau đớn của con người hàng ngày hàng đêm; và mong đợi những gì được internet hóa, số hóa, và “lạm dụng” kẻ khác để mưu tính “chia nhau” thị trường các quốc gia, các mặt hàng và dịch vụ, không thể hiểu, nền giáo dục mà phi nhân tính thì giáo dục con người thành gì?

Tạo dựng lên một thế giới ảo giả; tạo dựng lên một thế giới mà sự thật được quyết định bởi ai đó; chúng ta nói đến giáo dục nào, cho ai, vì lợi ích của ai?

Giáo dục, nhưng được “diễn”, mà đẩy con người phải “diễn” theo những gì mà ai đó lên chương trình, lên kế hoạch đến từng ngày, từng phút giây, và để kiếm chác trên nền tảng sự chắc chắn của một trí não được kiểm soát qua hàng chục năm.

Cái chết và sự sống chỉ là một quy luật, nhưng con người đã bị “lạm dụng” kể từ cái chết hay sự sống của họ, và để mưu tính những gì, cho ai đó, và ngày càng đi quá xa với bản tính CON NGƯỜI NHÂN NGHĨA. Cố gắng để tìm những chương trình mới, những sách giáo khoa mới, những phương pháp giáo dục mới, nhưng bằng những trò tra tấn tinh thần, tìm kiếm và “vơ vét” từ trí não của những con người bị lạm dụng, đó không là giáo dục!

Không có giáo dục dựa trên tội ác. Nhất là tội ác với con người.  còn việc lạm dụng để tìm kiếm những cách thức giáo dục mới, và lại dựa trên chính những sự lạm dụng hay tội ác đó, hãy để thời gian, hãy để con trẻ và giáo viên, họ sẽ nói ngay, họ có học được gì từ nước mắt, máu và trí não đang đau đớn hàng ngày hàng đêm từ chính những người bị lạm dụng hay không?

SV-ĐH: ? Để tạo dựng lên một XH, với tri thức độc lập?

@ cấu trúc đại học – SV trong một nền giáo dục “dân chủ” , nếu nhìn từ những quy trình quản trị thể chế nhà nước…

Ví dụ từ quy trình luận tội TT Mỹ có là một ví dụ để minh chứng về tính “dân chủ”? 

Hay như, nếu SV có thể có tiếng nói để lên tiếng và buộc những gì cần thay đổi trong hệ thống cấu trúc ĐH?

Quyền lực của QH và TT có tương ứng với quyền lực của Hội đồng Trường và Hiệu trưởng; trong đó SV chỉ là Nhân Dân, đi theo và tuân thủ những gì được gọi là “Dân chủ” do kẻ khác thiết lập và hiệu chỉnh?
Bài viết bạn có thể quan tâm
Tin tức nổi bật
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
​NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM
NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM – GÓC NHÌN CỦA “NGƯỜI TRONG CUỘC”
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chia sẻ nổi bật