Samsun Web Tasarim Polis malzemeleri Samsun ilaçlama Samsun çilingir farmasi üye ol Farmasi katalog Samsun atakum çilingir farmasi direktör Farmasi üye ol hacklink hacklink

5G ở Việt nam, và những cảnh báo về mặt trái của công nghệ
Ngày đăng 06/06/2020, 19:29

5G ở Việt nam, và những cảnh báo về mặt trái của công nghệ

Nguyễn Thị Lan Hương
NEWASIA GLOBAL LEARNING

Với nỗ lực phấn đấu trong công nghệ 5G [1] gần đây, những tuyên bố của Việt nam về sử dụng công nghệ phát triển kinh tế đất nước đã chính thức công bố cho tất cả người Việt và thế giới biết đến.  Nhưng khi nhìn lại giữa mong ước và những mặt trái của phát triển công nghệ mà thế giới đang đối mặt, chúng ta có thể thấy được điều gì?

Những mặt trái của công nghệ với phát triển con người và xã hội công bằng, dân chủ

Trong lúc cả thế giới đang lao vào các cuộc đua công nghệ, mà có ai đó nhắc đến đạo đức công nghệ và đạo đức xã hội vì con người, hình như không hợp chỗ.  Nhưng vì Việt nam là đất nước đi sau, chúng ta cần biết những giá phải trả của phát triển công nghệ không vì con người, không dựa trên phát triển công bằng và dân chủ xã hội, công nghệ không giúp chúng ta đi đến đâu cả, trừ một việc, làm giàu cho số ít, những ai lũng đoạn được quyền lực công nghệ, kinh tế và chính trị xã hội, đẩy số đông người dân vào con đường bần cùng hóa và “nô lệ hóa” dưới hình thức quản trị xã hội qua tư tưởng, hành vi, qua giám sát năng lực trung thành với chế độ và xã hội.

Theo đó, dù có thể không hợp thời, tôi xin được cảnh báo những gì chúng ta đang đối mặt trong kế hoạch phát triển công nghệ ở Việt nam.  Nếu nó không đúng với Việt nam, xin được lượng thứ bỏ qua, nhưng tôi phải nói, vì những điều đã xảy ra ở nước khác, không có gì là không thể xảy ra ở Việt nam!

1.    Công nghệ dựa trên internet và social media càng phát triển, quyền con người càng bị xâm phạm. Dân chủ không còn là dân chủ

Khi chúng ta nói đến công nghệ và phát triển, không có ai nói về bất bình đẳng và quyền con người ngày càng bị xâm phạm hay hơn cuốn Bất Bình đẳng Toàn cầu [2], trong đó, tác giả nói rõ

“Chưa khi nào trong lịch sử loài người, quyền lực xuyên quốc gia được tập trung vào tay số ít những tập đoàn, những tư bản lớn như hiện nay. Chúng có thể lũng đoạn được tất cả, từ quyền lực chính phủ quốc gia đến các tổ chức quốc tế”. 

Những ví dụ về điều này:
(i)            Facebook và công ty phân tích dữ liệu của Anh đã làm “lộ” 86 triệu thông tin chi tiết người dùng, trong khi Mỹ chưa có luật quản trị về thông tin người dùng [3].  Và từ rất lâu, tham vọng kết nối người dùng trên thế giới của Facebook lên khắp toàn cầu là không che dấu, và vào cuộc họp APEC 2016, chủ tịch Facebook đã gợi ý với chủ tịch Trung quốc về cơ hội vào thị trường bằng việc lắp đặt các “giám sát” tự động, một hành vi được báo New York Times gọi là “đi ngược lại giá trị Mỹ” [4]
(ii)          Trong hơn 20 năm qua, với bùng nổ về công nghệ và ứng dụng, đặc biệt là qua máy tính cá nhân và điện thoại di động, tiếc thay, nó không giúp nước Mỹ và 100 triệu người dân Mỹ thoát nghèo và thoát nợ [5].  Theo đó, công nghệ đã là một trong những nguyên nhân đẩy con người, những người không có cơ hội tái đào tạo và học và tìm kiếm công việc trong thời đại toàn cầu hóa và công nghệ số hóa, bất bình đẳng ngày càng lớn, đến độ 8 Top những người giàu nhất đều thuộc đầu tư/kinh doanh công nghệ và chiếm gần 50% giá trị tài sản toàn thế giới (tương đương với 3,5 tỷ người) [6]
(iii)        Trong khi UNESCO tổ chức hội nghị quốc tế về Giáo dục AI tại Trung quốc vào ngày 15-18/5 vừa qua [7], toàn bộ những câu chuyện về xâm phạm quyền con người trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, bằng người dân Trung quốc, đã không được bất kỳ ai của UN – UNESCO nêu ra.  Trung quốc sử dụng những công nghệ và ứng dụng của họ để quản trị xã hội và con người theo nguyên lý, đo lường và đánh giá lòng trung thành với chế độ, theo đó, ai cũng được quản lý và giám sát đến tận nơi, và nếu có biểu hiện không phù hợp, họ sẽ bị loại trừ đến mức độ, con họ không được đi học trong những trường lớp tốt, họ không có việc làm hoặc có tương lai, người dân Trung quốc không có quyền tự do cá nhân, quyền riêng tư và không được bàn thảo về chính trị, dù đấy chỉ là tên và hình ảnh của một bộ phim hoạt hình [8].

Trong nghiên cứu về dân chủ và nhân quyền ở Mỹ và thế giới, người ta không khỏi ngạc nhiên, khi thấy trong hơn 20 năm qua, cùng với sự “đi xuống nghèo đói” của giới trung lưu Mỹ, những vấn nạn về dân chủ và nhân quyền của Mỹ cũng đi xuống theo [9]!  Những tập đoàn lớn về công nghệ, giờ này không chỉ là kinh doanh!
T
heo như cuốn “Ai đang quản trị nước Mỹ” [10] nêu ra, sự thắng lợi của các tập đoàn kinh doanh lớn và đặc biệt trong công nghệ là một sự “thất bại” trong quản trị xã hội tốt, vì đa số người dân ở Mỹ.


Điều đó đã và đang được minh chứng ở Mỹ, ở Trung quốc và nếu nhìn đến các tổ chức quốc tế và toàn cầu, liệu có gì hay hơn hình ảnh dưới đây mô tả về nhân quyền, về công nghệ, với “máu và sức lao động của con trẻ”, dù chúng ta tự hào về tiến bộ của công nghệ?
[2017 Amnesty Report on Children Labor in Congo/Báo cáo về lao động trẻ em ở Congo [11]

2.    Những tập đoàn công nghệ lũng đoạn chính trị và kinh tế, qua dữ liệu lớn

Trong một mô tả của Thomas Friedman về ‘Thế Giới Phẳng” [12], khi nhắc đến cuộc họp giữa Obama và các chủ tịch tập đoàn công nghệ Mỹ, bàn về khả năng mang các công việc công nghệ về lại Mỹ sản xuất, câu trả lời từ Steve Job rằng “Không có khả năng”, xét dưới một khía cạnh nào đó, có lẽ là minh chứng rõ nét về việc, sự thật, với nước Mỹ, và có lẽ với thế giới hiện nay, các tập đoàn công nghệ kinh doanh trên dữ liệu của toàn cầu có sức mạnh hơn tất cả, hơn chính phủ Mỹ, hơn quốc hội Mỹ và hơn các chính phủ cộng lại chăng?

Nếu ví dụ trên của Friedman chưa đủ, thì có một ví dụ khác hay hơn nữa. Trong cuộc hội nghị thường niên về Bảo vệ Hàng Thương Hiệu Mỹ, Hiệp Hội bảo vệ Thương Hiệu nổi tiếng của Mỹ tẩy chay Jack Ma, chủ tịch Alibaba do bởi hãng này chuyên buôn bán hàng giả của Trung quốc, gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng chân chính, thì cùng theo đó, Jack Ma được mời ăn trưa với Obama để bàn về “chương trình thúc đẩy kinh doanh online” [13]!

Những phản ứng mạnh mẽ của người Mỹ và châu Âu về những vi phạm quyền tự do cá nhân, quyền bảo mật thông tin cá nhân và dữ liệu trên mạng, gần như bị “câm nín” bởi Quốc hội và Chính phủ Mỹ, dẫu họ cứ gọi hết người này hay hãng nọ ra Quốc hội điều trần!  Một đất nước tự hào có những hãng công nghệ hàng đầu thế giới, mặc dù bị hack liên tục vào các hạng mục cơ bản như Quản trị dữ liệu nhân viên liên bang (OPM) [14], họ vẫn cứ im lặng trong hơn 40 năm phát triển internet và công nghệ ứng dụng dựa trên internet.  Tại sao lại như vậy, nếu không phải là sự lobby từ các hãng công nghệ và từ chính lợi ích mà chính phủ Mỹ có được, từ việc “im lặng” nhưng ăn tiền của họ, không chỉ với thị trường và người dân Mỹ, mà với cả thế giới?

Trong cuốn Tất cả Chúng ta đều Hành xử Cảm tính [15], Richard Thaler mô tả việc, các chính phủ sử dụng những nghiên cứu khoa học trong Những hiểu biết bên trong Nghiên cứu Hành vi Tiêu Dùng (Consumer Behavor Insight) để quản trị xã hội, từ việc điều chỉnh lương hưu, chính sách tiết kiệm, đến những chính sách công, và hoàn toàn thông qua các dữ liệu lớn của chính phủ hoặc hãng công nghệ nghiên cứu.  Việc mô tả một hãng tiêu dùng, giờ này biết rõ người tiêu dùng sẽ mua gì, hay tệ hơn, như Thomas Friedman kể, rằng hãng bán lẻ biết rõ một em gái có thai trước khi cha mẹ nó biết được, chỉ bởi qua những quan sát, giám sát và thói quen tiêu dùng của nó được ghi nhận và đánh giá qua một thời gian quá dài dưới tên gọi “dữ liệu lớn” về cá nhân người tiêu dùng, thực ra, là một cảnh báo rất lớn về trật tự xã hội, về tự do của con người và những giới hạn cần đặt ra trong những nghiên cứu ứng dụng, giữa việc thúc đẩy người tiêu dùng mua bán hàng hóa, với việc kiểm soát và ấn định chính sách cho người dân trong một xã hội thực sự dân chủ và tôn trọng nhân quyền.

Như Thaler có nói, “Những tập đoàn và chính phủ bất lương thì chả cần chờ để hỏi đến những nghiên cứu ứng dụng về tâm lý hành vi này, họ vẫn có thể tìm mọi cách để thực hiện những hành động gây thiệt hại và tổn thất lớn cho người dân và xã hội”. 

Vậy, ai sẽ là người đặt ra những ranh giới không được vượt qua, giữa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn, nhằm phục vụ cho mục tiêu xã hội tử tế, vì con người, vì người dân, hay lại như Thaler nói “Tôi không chắc lắm, việc nghiên cứu tâm lý hành vi và thúc đẩy người mua, mua những gì họ không cần, hoặc họ không dùng đến hay chả có mấy giá trị với họ, là hành động có đạo đức”! 

Ai sẽ đặt ra những chuẩn mực đạo đức trong xã hội, trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ và việc không lạm dụng nó vì những mục đích tăng doanh thu hay thậm chí, chỉ để “quản trị” xã hội theo định hướng mà ai đó của Chính phủ muốn lèo lái số đông nhân dân, bất chấp điều đó là vô đạo đức?

3.    Công nghệ và giáo dục: sự lạm dụng dữ liệu và quyền con người

Hãy thử bắt đầu với một thư cảnh báo từ FBI [16] về việc thu thập dữ liệu của học sinh phổ thông Mỹ bởi các hãng hoặc hợp tác kinh doanh với các trường hoặc dưới hình thức nghiên cứu hợp tác có khả năng gây nguy hiểm cho học sinh trong thời gian học và sau đó.

Thực tế ở Mỹ, hơn bao nhiêu năm qua, dữ liệu học sinh được “marketing” cho vô số các hãng kinh doanh để chào bán các loại dịch vụ khác nhau, không chỉ cho học sinh mà cho cả gia đình em học sinh.  Những quy định “một chiều” (one-way ticket) giữa người sử dụng dịch vụ internet, dịch vụ nào liên quan đến công nghệ điện thoại thông minh, đều bảo đảm việc các hãng có quyền mua bán, chia xẻ thông tin với các bên họ có liên quan, nhằm một mục tiêu nghe rất đẹp, “hỗ trợ cung cấp dịch vụ phù hợp cho nhu cầu từng cá nhân”.  Theo đó, liên tục trong hơn 10 năm qua, những vụ việc bị “hack” dữ liệu ngân hàng [17], dữ liệu đánh giá tín nhiệm cá nhân cứ thế xảy ra, bên cạnh việc lũng đoạn thông tin cá nhân của các hãng công nghệ thông tin [18] mà không có luật, không có ai quản trị!

Những đại học Mỹ, nhằm tìm kiếm thêm nguồn thu, sẵn sàng buộc sinh viên phải mở tài khoản ở những ngân hàng trường chỉ định [19], mua sách vở từ những hãng được chỉ định, làm nghiên cứu khảo sát online cũng được giáo sư yêu cầu hợp tác với những hãng phần mềm được chỉ định!

Chưa hết, những dự án hàng tỷ đô la, kéo dài hơn 20 năm của Gates Foundation với hệ thống giáo dục phổ thông [20], những chương trình hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Obama yêu cầu giáo viên và học sinh tăng cường học bổ sung qua online [21]…đều không đưa lại kết quả như mong muốn.  Ngược lại, gần đây, với nghiên cứu đánh giá chất lượng học online ở những mô hình vouchor/school choice (trường lựa chọn), 3 báo cáo nghiên cứu bởi 3 tổ chức [22] khác nhau đưa ra những kết luận hoàn toàn khác nhau về chất lượng, nhưng về cơ bản, nó cũng đưa ra một nhận định, học online không có chất lượng như học với giáo viên trực tiếp, ở cấp phổ thông, đặc biệt là cho toán và ngôn ngữ, hai môn được coi là những điểm yếu của học sinh Mỹ.

Câu hỏi là, tại sao những điều bất bình thường trên đây được kéo dài đến như vậy? 

Câu trả lời nằm ở khía cạnh, “The dark side of numbers – Role of population data systems in Human Rights Abuses” [23], (tạm dịch, “Mặt trái của những con số, Vai trò của những hệ thống dữ liệu dân chúng trong việc lạm dụng quyền con người”), điều mà Thaler, trong nghiên cứu về tâm lý hành vi, đã cảnh báo, các tập đoàn lớn và chính phủ, “im lặng” khai thác các dữ liệu của dân chúng và lạm dụng quyền con người, quyền công dân của họ, để nghiên cứu và tìm kiếm cách thức “quản trị” con người theo ý họ muốn!

Có vẻ như, việc lạm dụng quyền con người trong khai thác và điều chỉnh hành vi của con người, đi cùng với toàn cầu hóa và các tập đoàn đa quốc gia, cùng sự hợp lực của các chính phủ “lạm quyền”, chúng ta đang đi vào “những bế tắc” khủng hoảng toàn diện, bởi về nguyên tắc, khi xã hội càng rời xa đạo đức và nhân quyền, mọi khủng hoảng đều không có giải pháp!

4.    Ai đang giám sát và điều khiển chúng ta? Công nghệ AI, tập đoàn làm chủ công nghệ AI: cuộc bắt tay “buôn” giữa chính phủ và tập đoàn công nghệ

Cuốn sách trên đây, Thời đại Chủ Nghĩa Tư Bản giám sát, Cuộc chiến cho Tương Lai Loài Người ở Mặt trận mới của Quyền lực, chia xẻ rõ về việc con người chúng ta, trong thời đại công nghệ “số hóa” và internet vạn vật này, từng hành vi, từng suy nghĩ, từng cảm xúc của chúng ta đã được “ghi chép” và trở thành dữ liệu cho “dữ liệu lớn” của tất cả các hãng, của chính phủ và của những kẻ “ăn trộm tốt”!

Chúng ta không còn là con người, xét về bản chất của một con người tự do, bởi xung quanh chúng ta, từ tivi, radio, trang thiết bị cá nhân như máy tính hay điện thoại di động, một mặt, chúng “giúp đỡ” chúng ta sinh hoạt thuận tiện hơn, nhưng mặt khác, chúng “đọc” và điều khiển cuộc sống chúng ta ngày càng nhiều và đến mức độ chúng ta không hề biết, chúng ta đã thay đổi cuộc sống từ một con người sang cuộc sống “máy” như thế nào.

Lời cảnh báo, không chỉ cho chúng ta, mà cho thế hệ con cháu chúng ta, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên với internet, chả nhẽ lại đúng như mục tiêu của trường đại học mới của Mỹ đề ra, “Hãy học làm người” [24], trong thời đại internet hóa con người này?

Từ những cảnh báo trên của thế giới và thực trạng ở Việt nam, tôi thiết nghĩ, 5G, công nghệ nào, cũng phải đặt con người lên trên hết.  Những dịch vụ ứng dụng từ công nghệ, mà không vì con người, vì lợi ích và sự tiến bộ lành mạnh của xã hội, rồi chúng ta cũng lại bế tắc với những khủng hoảng về con người và xã hội như những gì đã xảy ra ở Mỹ và Trung quốc. 

Tôi không hề muốn con cháu tôi bị giám sát, “đọc hiểu” đến từng giây phút, và tôi cũng không muốn ai đó “đọc não”, xem tôi có trung thành với chế độ hay không…qua những công nghệ “bẩn” vô đạo đức của ai đó phát minh ra.

Công nghệ chỉ có ý nghĩa khi nó giúp chúng ta sống và thực sự là con người, con người tự do và có trách nhiệm với xã hội, chứ không phải biến con người thành công cụ để chính quyền hay tập đoàn khai thác, dù dưới danh nghĩa nào đi nữa.

Tài liệu tham khảo:
[1] http://vneconomy.vn/canh-tranh-trong-thoi-dai-40-la-canh-tranh-ve-nhan-luc-20190427134713098.htm

[2] Global Inequality: A New Approach for the Age of Globalization, Branko Milanovic  | Apr 9, 2018

[3] https://www.theguardian.com/technology/2018/apr/08/facebook-to-contact-the-87-million-users-affected-by-data-breach

[4] https://www.nytimes.com/2016/11/22/technology/facebook-censorship-tool-china.html;

[5] The rise and fall of American growth, US living standard since Civil War, Robert Gordon

[6] https://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Cong-nghe-va-bat-binh-dang-xa-hoi-post174969.gd; https://www.oxfam.org/en/pressroom/pressreleases/2017-01-16/just-8-men-own-same-wealth-half-world; https://edition.cnn.com/2019/01/20/business/oxfam-billionaires-davos/index.html

[7] https://en.unesco.org/themes/ict-education/ai-education-conference-2019
[8] https://www.businessinsider.com/china-social-credit-system-punishments-and-rewards-explained-2018-4; https://www.insidehighered.com/news/2019/04/19/another-case-censorship-china-studies-journal; https://www.hrw.org/report/2019/05/01/chinas-algorithms-repression/reverse-engineering-xinjiang-police-mass-surveillance; https://www.bloomberg.com/news/articles/2019-05-01/alibaba-backed-face-scans-show-big-tech-ties-to-china-s-xinjiang; https://www.forbes.com/sites/zakdoffman/2019/05/03/china-new-data-breach-exposes-facial-recognition-and-ethnicity-tracking-in-beijing/#42e5856c34a7; https://www.business-humanrights.org/en/new-study-reveals-racial-bias-in-facial-recognition-software; https://foreignpolicy.com/2018/07/24/beijings-big-brother-tech-needs-african-faces/; https://www.nytimes.com/2018/07/08/business/china-surveillance-technology.htmlhttps://www.theguardian.com/world/2018/jan/18/china-testing-facial-recognition-surveillance-system-in-xinjiang-report;
[9] https://www.undp.org/content/undp/en/home/presscenter/pressreleases/2014/07/24/Human-Development-Index-shows-overall-slowdown-in-growth.html; https://www.usnews.com/news/best-countries/articles/2019-02-08/us-democracy-has-weakened-significantly-says-freedom-house;
[10] https://en.wikipedia.org/wiki/Who_Rules_America%3F
[11] https://www.amnesty.org/en/latest/news/2016/01/Child-labour-behind-smart-phone-and-electric-car-batteries/
[12] https://en.wikipedia.org/wiki/The_World_Is_Flat
[13] https://www.wsj.com/articles/alibabas-notorious-brand-1483662818; http://blogs.wsj.com/chinarealtime/2016/05/18/alibabas-jack-ma-cancels-appearance-at-anti-counterfeiting-conference-amid-fakes-dispute/
[14] https://en.wikipedia.org/wiki/Office_of_Personnel_Management_data_breach
[15] https://en.wikipedia.org/wiki/Misbehaving_(book)
[16] [https://www.ic3.gov/media/2018/180913.aspx;
[17] http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/who-controls-the-fraud-banking-systems-in-the-usa.html; https://www.npr.org/sections/thetwo-way/2017/10/03/555334120/equifax-and-wells-fargo-apologize-to-congress-lawmakers-not-buying-it
[18] https://www.cnbc.com/2018/12/11/google-ceo-sundar-pichai-testifies-before-congress-on-bias-privacy.htmlhttps://www.cnbc.com/2018/04/09/congress-released-mark-zuckerbergs-prepared-testimony-ahead-of-wednesdays-hearing.html
[19] http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/who-controls-the-fraud-banking-systems-in-the-usa.html
[20] https://www.rand.org/pubs/research_reports/RR2242.html
[21] unfound
[22] https://www.rand.org/pubs/research_briefs/RB9994.html; https://credo.stanford.edu/pdfs/OnlineCharterStudyFinal2015.pdfhttps://www.nea.org/assets/docs/Online%20Learning%20Programs%20Research%20Brief%20NBI%20135%202017.pdf
[23] https://www.jstor.org/stable/pdf/40971467.pdf
[24] https://mitpress.mit.edu/books/building-intentional-university
Bài viết bạn có thể quan tâm
Tin tức nổi bật
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Học “bảo vệ” bản thân thế nào trong thời đại IoT?
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
Nợ và Tương lai của Giáo dục Thế kỷ 21
​NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM
NHỮNG THÁCH THỨC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM – GÓC NHÌN CỦA “NGƯỜI TRONG CUỘC”
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Impacts of library and self-learning by VEF and FETP students to complete programs
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội ở Việt nam
Chia sẻ nổi bật