Công bố hay là Chết? Bàn về công bố quốc tế để bảo vệ luận án tiến sỹ Ngày đăng 07/12/2016, 23:11
Về dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho việc đào tạo tiến sỹ và bảo vệ luận án tiến sỹ được nêu trong nhiều bài viết trên báo của Vietnamnet [1], Dân Trí [2], Thanh Niên [3] , có mấy điểm tôi muốn chia xẻ để tất cả chúng ta, từ những nhà làm chính sách, đến các TS và GS hiện đã được công nhận và những người đang làm nghiên cứu để có bằng tiến sỹ trong tương lai cùng suy nghĩ:
1. Việc đưa ra các quy định mới này về đào tạo tiến sỹ và bảo vệ luận án có khả thi cho đa số chất lượng học và làm nghiên cứu cơ bản của những người làm nghiên cứu ở Việt nam hay chưa?
Lý do của câu hỏi: việc có quy định mà không thực hiện được, sẽ rất dễ dẫn đến "hàng giả" dưới mọi hình thức. Ví dụ việc công bố các nghiên cứu ở các tạp chí “peer-review” (tạm dịch: bài nghiên cứu được đánh giá bởi chuyên gia trong chuyên ngành) giả ở Trung Quốc hiện đang được nêu rất nhiều trên báo chí quốc tế. [http://blogs.wsj.com/chinarealtime/2015/08/25/fake-peer-review-scandal-shines-spotlight-on-china/]. Bản thân chúng ta, trong suốt thời gian vừa qua, đều phản ánh thực trạng có quá nhiều tiến sỹ, nhưng là 'giấy" và không có năng lực nghiên cứu thực sự. Vậy, mấu chốt của quy định mới nên cần tập trung vào chất lượng đào tạo, kỹ năng nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế, trước khi nói đến công bố quốc tế. Nếu không thế, cá nhân tôi nghĩ dịch vụ làm nghiên cứu và công bố "giả" như bên Trung quốc sẽ có cơ hội vào Việt nam làm ăn, dơ bởi khi các tiêu chuẩn đặt ra chưa phù hợp với thực lực của đa số những người đã có bằng GS-TS (xin được nêu ra dưới đây) cũng như những người đang học và làm nghiên cứu để trở thành tiến sỹ ở Việt nam.
Hơn thế nữa, để hỗ trợ người học nghiên cứu và có ý định lấy bằng tiến sỹ, có công bố và viết bài trên các tạp chí chuyên ngành nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo (“Bộ GD-ĐT”) cùng với các trường đại học có chức năng đào tạo tiến sỹ cần thúc đẩy hợp tác đào tạo với các giáo sư, khoa và đại học chuyên ngành của nước ngoài, tìm kiến và phát triển các đề tài chung mà các bên đều quan tâm, cùng làm nghiên cứu và cùng công bố trong giai đoạn các nghiên cứu sinh và TS-GS chúng ta chưa thể công bố ngay trên các tạp chí quốc tế. Đề xuất này đã được GS. vật lý người Pháp
Hơn thế nữa, để hỗ trợ người học nghiên cứu và có ý định lấy bằng tiến sỹ, có công bố và viết bài trên các tạp chí chuyên ngành nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo (“Bộ GD-ĐT”) cùng với các trường đại học có chức năng đào tạo tiến sỹ cần thúc đẩy hợp tác đào tạo với các giáo sư, khoa và đại học chuyên ngành của nước ngoài, tìm kiến và phát triển các đề tài chung mà các bên đều quan tâm, cùng làm nghiên cứu và cùng công bố trong giai đoạn các nghiên cứu sinh và TS-GS chúng ta chưa thể công bố ngay trên các tạp chí quốc tế. Đề xuất này đã được GS. vật lý người Pháp
2. Nếu chúng ta làm nghiên cứu năng lực thực sự của các GS và TS hiện nay theo tiêu chuẩn có công bố quốc tế, có lẽ dưới 40% GS-TS hàng năm có khả năng hướng dẫn luận án tiến sỹ có thể đạt được tiêu chí mà Bộ GD-ĐT đang dự thảo, theo tổng kết của Hội Đồng chức danh giáo sư nhà nước 2016 [4]. Và con số này chưa bao gồm cụ thể là bao nhiêu phần trăm có liên kết thực hiện nghiên cứu và công bố cùng với các đối tác nước ngoài.
Vậy, cơ sở khoa học nào và có thực tiễn nào trên thế giới để chúng ta quyết tâm cao cho quy định có công bố quốc tế mới được bảo vệ luận án tiến sỹ? Nó có thực sự đặc thù cho tất cả các chuyên ngành? Nó có thực sự giúp cho vấn nạn tiến sỹ 'giấy" của chúng ta được cải thiện?
Trong nghiên cứu khoa học, tôi tin tưởng mãnh liệt rằng việc thành hay bại của một nghiên cứu sinh dựa khá nhiều vào năng lực đào tạo và hướng dẫn của thầy cô hướng dẫn. Vậy, giả sử những gì dự kiến cho đào tạo tiến sỹ và công bố quốc tế là quyết tâm thực hiện, ai sẽ có thể dạy và hướng dẫn làm nghiên cứu, công bố quốc tế khi bản thân các GS-TS hiện tại chưa thực hiện được điều này? Liệu có công bằng cho thế hệ học tiến sỹ sắp tới ở Việt nam so với chính những người thầy GS-TS hướng dẫn họ không?
3. Còn một điều sẽ chưa rõ là công bố trên tạp chí nào sẽ được coi là quốc tế? Nếu nhìn đến thực tế của Trung Quốc mà WJS nêu trên đây, và còn nhiều ví dụ khác trên toàn thế giới, sẽ có một và nhiều hệ thống dịch vụ để giúp các bạn nghiên cứu công bố quốc tế, mà không hề có giá trị về học thuật và ứng dụng.
Hơn thế nữa, khi nhìn vào thực tiễn đào tạo tiến sỹ của Mỹ, phải nói ngay là tất cả các ngành khoa học xã hội có mức công bố quốc tế thấp hơn rất nhiều so với khoa học kỹ thuật. Bản thân các giáo sư Mỹ khuyến khích chúng tôi, những nghiên cứu sinh, hãy viết và nỗ lực đăng bài nghiên cứu trước hết tại trường, tại các hội thảo chuyên ngành từng khu vực của Mỹ và tại các Hiệp hội. Lấy ví dụ về việc được báo cáo bài nghiên cứu tại một hội thảo của Hiệp Hội Nghiên cứu Giáo dục Mỹ (AERA), hàng năm có hàng chục nghìn bài nộp, nhưng con số được xét duyệt và trình bày chỉ dừng ở một hay hai trăm bài. Chưa nói đến công bố quốc tế!
Với các tạp chí chuyên ngành quốc tế chuyên cho khoa học xã hội (xin không được nói đến những chuyên ngành khoa học kỹ thuật vì tôi không biết), một giáo sư thỉnh giảng (assistant professor) của tôi có đề cập đến thời gian khoảng 9 tháng – 2 năm cho một bài phê duyệt để được đăng, và rất phụ thuộc vào việc bạn là ai trong môi trường nghiên cứu đó để được đánh giá bài viết. Vậy, việc làm nghiên cứu mất khoảng 1 năm hoặc hơn, viết bài và cố gắng để được đăng bài (nếu may mắn) thêm 1 -2 năm nữa, trong đó việc công bố những nghiên cứu về khoa học xã hội của Việt nam trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc chuyên ngành nào để được quan tâm mà đăng?
Hãy thực tế và nghiêm túc có nghiên cứu khoa học về những quy trình đào tạo tiến sỹ, bao gồm cả việc nghiên cứu và công bố trên các tạp chí quốc tế ở các nước, trong đó có tính đến những chuyên ngành đặc thù, để có thể đưa ra các quy định hay đề xuất phù hợp trong nội dung đào tạo tiến sỹ.
Hãy soạn thảo các quy định để nó không còn là trên ‘giấy” nữa, vì bản chất của nghiên cứu khoa học là một hành trình dài, và công bố chỉ là một đoạn trong hành trình đó thôi.
Bộ GD-ĐT nên có những khảo sát ý kiến các nhà khoa học, các giảng viên đại học và các chuyên gia giáo dục đại học và sau đại học, về các dự thảo đào tạo TS như thế này, nhằm đảm bảo các quy định đưa ra là sát với thực tiễn và tránh những bất cập khi triển khai hoặc gây ra những bức xúc xã hội về khả năng có nhiều lãnh đạo đã có đủ “bằng GS-TS” rồi, nên giờ đưa ra quy định khó khăn để giảm bớt đào tạo TS, như ý kiến Bộ GD-ĐT đã nêu.
Nguyễn Lan Hương – NEWASIA Global Learning
[https://vn.linkedin.com/in/huong-nguyen-014084132]
newasiagloballearning@gmail.com
Tài liệu tham khảo:
[1] Vietnamnet, Muốn bảo vệ TS phải có công bố khoa học, http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/muon-bao-ve-tien-si-phai-co-cong-bo-khoa-hoc-quoc-te-339288.html
[2] Dân Trí, Dự thảo Quy chế đào tạo TS mới ngăn chặn đạo văn, http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/du-thao-quy-che-dao-tao-tien-si-moi-ngan-chan-dao-van-20161123214017688.htm
[3] Thanh Niên, Đến lúc quan tâm chất lượng TS, http://thanhnien.vn/giao-duc/den-luc-quan-tam-chat-luong-tien-si-768271.html
[4] Vietnamnet, Chưa tới 40% GS-PGS năm 2016 có công bố khoa học quốc tế http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/chua-toi-40-gs-pgs-nam-2016-co-cong-bo-khoa-hoc-quoc-te-338106.html
[5] Publish or Perish, http://newsroom.ucla.edu/releases/pressure-to-publish-or-perish-may-discourage-innovative-research-ucla-study-suggests
[5] Publish or Perish,
https://www.weforum.org/agenda/2016/11/publish-or-perish-the-new-brain-drain-in-science?utm_content=buffer2737b&utm_medium=social&utm_source=twitter.com&utm_campaign=buffer
Gởi ý kiến